Thương Hiệu

Tổng Hợp Ngữ Pháp Tiếng Anh Lớp 6

Tổng Hợp Ngữ Pháp Tiếng Anh Lớp 6

Unit 1: My New School

Thì Hiện Tại Đơn

1. Cách dùng thì hiện tại đơn:

Thì hiện tại đơn (present simple tense hay còn gọi là simple present tense) là một trong những loại thời được dùng phổ biến nhất trong các thì trong tiếng anh.

Cách sử dụng thì hiện tại đơn (the present simple tense)

Ví dụ

Thì hiện tại đơn trong tiếng anh được dùng để diễn tả một chân lý, một sự thật hiển nhiên.

The sun rises in the East.
(Mặt trời mọc ở hướng Đông) 

Ten times ten makes one hundred. (10 x 10 = 100)

Thì hiện tại đơn được dùng để diễn tả một thói quen, một hành động xảy ra thường xuyên ở hiện tại. Người ta thường dùng cùng một số trạng từ tần suất: always, usually, often, sometimes, never.

get up early every morning.
(Tôi dậy sớm mỗi buổi sáng) 

We usually fly to Hanoi to visit my grandparents every our summer vacation.
(Chúng tôi thường ra HN để thăm ông bà vào mỗi kỳ nghỉ hè)

Thì hiện tại đơn được dùng để diễn tả hành động, sự việc tương lai sẽ xảy ra theo thời gian biểu hoặc chương trình, kế hoạch đã được định trước theo thời gian biểu

The train leaves at seven tomorrow morning.
(Chuyến tàu sẽ rời đi lúc bảy giờ sáng mai) 

Lunch is at 12.30. Don’t be late.
(Chúng ta sẽ ăn trưa lúc 12.30. Đừng đến trễ đấy)

Chúng ta có thể dùng hiện tại đơn để đưa ra lời chỉ dẫn và hướng dẫn (đường đi, cách sử dụng, cách làm bài, v.v)

You take the train into the city centre and then you take a number five bus.
(Hãy đi tàu vào thành phố, sau đó, bắt chuyến xe buýt số 5)

So what you do is … you read the questions first and then you write down your answers in the box.
(Trước tiên, bạn hãy đọc câu hỏi rồi ghi đáp án vào ô)

Thì tiếng anh hiện tại đơn dùng trong các mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian với ý nghĩa tương lai

I will go to bed after I finish my homework.
(Tôi sẽ đi ngủ sau khi tôi làm xong bài tập)

I’ll call you when I get there.
(Tôi sẽ gọi cho bạn khi đến nơi)

 

2. Cấu trúc thì hiện tại đơn:

a. Thể khẳng định:

S + V + O +…

Cách chia động từ ở thì hiện tại đơn:

- Với động từ to be:

Chủ ngữ Động từ to be
I am
he/ she/ it is
you/ we/ they are

Ví dụ:

- Với động từ thường:

Chủ ngữ Động từ thường
I/ we/ you/ they động từ nguyên mẫu
he/ she/ it động từ thêm '-s' hoặc '-es'

Ví dụ:

 

b. Thể phủ định:

- Với động từ to be:

S + is/am/are + not + O + ….

- Với động từ khiếm khuyết:

S + modal verb + not + bare- + O + ….

- Với động từ thường:

S + don’t/doesn’t + bare Infinitive + O + …

Chủ ngữ Trợ động từ
I/ we/ you/ they don't
he/ she/ it doesn't

Xem thêm Động từ khiếm khuyết thường gặp
                 Động từ thường trong tiếng anh


Ví dụ:

 

c. Thể nghi vấn:

Công thức Động từ to be Động từ thường và động từ khiếm khuyết

Yes/no question

- Dạng câu hỏi phủ định yes/no được dùng khi người nói kỳ vọng câu trả lời sẽ là "yes"

Is/am/are + S + O + …? Do/does/modal verb + S + bare infinitive + O + ...?
Isn't/aren't + S + O + …? Don't/doesn't/Can't/Won't... + S + bare infinitive + O + ...??
Is/am/are + S + not + O + …? Do/does/modal verb + S + not + bare infinitive + O + ...?

Wh- question
(Các từ để hỏi gồm what, when, where, why, how, which, …) 

Dạng câu hỏi phủ định Wh- được dùng để nhấn mạnh hoặc dùng như bình thường

Từ để hỏi + Is/am/are + S + O +…? Từ để hỏi + Do/does/modal verb + S + bare infinitive + O + …?
Từ để hỏi + Isn't/aren't + S + O +…?  Từ để hỏi + don't/doesn't/can't/won't.. + S + bare infinitive + O + …?
Từ để hỏi + Is/am/are + S + not+  O +…? Từ để hỏi + Do/does/modal verb + S + not + bare infinitive + O + …?

Ví dụ:

3. Quy tắc thêm -s/-es:

a. Cách thêm s/es:

Với thì hiện tại đơn, động từ thường khi chia với ngôi thứ 3 sẽ phải thêm hậu tố "-s/-es":

- Thêm -es vào các động từ có tận cùng là -ch, -sh, -x, -s, -z, -o: watches; misses; washes; fixes…

- Đối với các động từ có tận cùng là phụ âm + -y, đổi -y thành -ies: studies, flies, tries, cries…

- Thêm -s vào đằng sau các động từ còn lại và các từ có tận cùng là nguyên âm +  -y: plays, works, talks, stays…

- Một số động từ bất quy tắc: goes. does,  has.

b. Cách phát âm -s/-es:

Chú ý các phát âm phụ âm cuối này phải dựa vào phiên âm quốc tế chứ không dựa vào cách viết.

- Đọc là /s/: Khi từ có tận cùng là các phụ âm /f/, /t/, /k/, /p/

- Đọc là /iz/: Khi từ có tận cùng là các âm /s/, /z/, /∫/, /t∫/, /ʒ/, /dʒ/ (thường có tận cùng là các chữ cái che, x, z, sh, ch, s, ghe)

- Đọc là /z/: Khi từ có tận cùng là nguyên âm và các phụ âm còn lại

4. Dấu hiệu nhận biết thì hiện tại đơn:

- Các từ nhận biết thì hiện tại đơn thường là: các từ chỉ mức độ (always, often, usually, sometimes, never), all the time, now and then, once in a while, every day/week/month/year, on [ngày], …

Ví dụ:


Các thì trong tiếng anh và cách sử dụng

Thì Hiện Tại Tiếp Diễn

1. Cách dùng thì hiện tại tiếp diễn:

Cách sử dụng thì hiện tại tiếp diễn Ví dụ

Thì hiện tại tiếp diễn trong tiếng anh diễn tả một việc đang diễn ra ngay tại thời điểm nói

Stephanie is preparing for dinner at the moment.
(Lúc này, Stephanie đang chuẩn bị cho buổi tối)

Mang nghĩa phàn nàn, thì hiện tại tiếp diễn thường đi cùng với always để bày tỏ ý phàn nàn về một hành động tiêu cực thường lặp đi lặp lại, gây khó chịu cho người khác.

Amanda! You are always going to work late!
(Amanda, cô lúc nào cũng đi trễ hết!)

Diễn đạt một hành động sắp xảy ra trong tương lai gần, một kế hoạch đã lên lịch sẵn

I'm visiting my grandparents next month.
(Tôi sẽ đi thăm ông bà vào tháng tới)

Chúng ta cũng sử dụng thì hiện tại tiếp diễn để diễn đạt về sự thay đổi nhỏ nhưng liên tục của một sự vật, sự việc.

Maria’s health is getting better.
(Sức khỏe của Maria đang dần trở nên tốt hơn)

Diễn tả một hành động hoặc sự việc nói chung đang diễn ra nhưng không nhất thiết phải thực sự diễn ra ngay lúc nói

I've got a lot of assignment this semester. I'm doing a research, too.
(Học kỳ này tôi có nhiều bài tập phải làm lắm, tôi cũng đang làm nghiên cứu nữa)

 

Lưu ý: Thì hiện tại tiếp diễn (httd) không dùng với các động từ chỉ sự nhận thức như: see, hear, understand, know, like, want, glance, feel, think, smell, love, hate, realize, seem, remember, forget…..


Xem thêm về Các từ không dùng cho thì tiếp diễn và các lưu ý cần nhớ.


2. Cấu trúc thì hiện tại tiếp diễn:

a. Thể khẳng định:

S + be + V-ing + O + …

Chủ ngữ Động từ to be
I am
he/ she/ it is
they/ you/ we are

Ví dụ:

b. Thể phủ định:

S + be + not + V-ing + O + …

Chủ ngữ Động từ to be
I am not
he/ she/ it isn't (is not)
they/ you/ we aren't (are not)

Ví dụ:


c. Thể nghi vấn:

  Công thức Ví dụ

Yes/no question

- Dạng câu hỏi phủ định yes/no được dùng khi người nói kỳ vọng câu trả lời sẽ là "yes"

Is/am/are + S + V-ing + O + …? Are they talking about the lastest version of iPhone?
(Có phải họ đang nói về phiên bản mới nhất của iPhone không?)
Isn't/aren't + S + V-ing + O + …? You want ta go out? Isn't it raining?
(Con muốn ra ngoài sao? Không phải trời đang mưa à?)
Is/am/are + S + not + V-ing + O + …? You want to go out? Is it not raining?

Wh- question
(Các từ để hỏi gồm what, when, where, why, how, which, …) 

Dạng câu hỏi phủ định Wh- được dùng để nhấn mạnh hoặc dùng như bình thường

Từ để hỏi +  is/am/are + S + V-ing + O + …? What are you doing here Ms. Grambird?
(Cô đang làm cái gì ở đây vậy cô Grambird?)
Từ để hỏi +  isn't/aren't + S + V-ing + O + …? Why aren't they leaving?
(Tại sao họ lại lại không đi?)
Từ để hỏi +  is/am/are + S + not + V-ing + O + …? Who's coming to the party? _ Oh! Who isn't coming?
(Ai tới buổi tiệc tối nay nào? _ Ôi trời, ai lại không tới chứ)

 

3. Dấu hiệu nhận biết:

Dấu hiệu nhận biết thì hiện tại tiếp diễn (present continuous): trong câu thường có các từ: now, at present, at the moment, right now, still, look!, Listen! (những câu mệnh lệnh cách có dấu chấm than (!)) Và các từ như today, this week, this month, these days để diễn tả nghĩa tương lai.

Ví dụ:


Các thì tiếng anh và cách sử dụng, công thức các thì trong tiếng anh

Unit 2: My Home

Giới từ là gì?

- Preposition là gì? Giới từ là từ dùng để nối danh từ hay đại từ với từ đứng trước nó. Nó được sử dụng để hiển thị mối quan hệ không gian, thời gian hoặc mối quan hệ hợp lý giữa hai hoặc nhiều người, địa điểm hoặc sự vật. Sau giới từ thường là một cụm danh từ hoặc đại từ.

- Các giới từ trong tiếng anh thường đứng trước danh từ hoặc đại từ, đứng sau động từ chính. Những động từ theo sau giới từ phải dùng ở dạng V-ing.

- Trong những trường hợp có dùng đại từ quan hệ, các giới từ tiếng anh có thể đặt trước đại từ hoặc đặt ở cuối câu.

Ví dụ:

- Giới từ có thể là một từ riêng lẻ như: at, after, before, during, until, in, on, to, by, …hoặc là một cụm từ như: in spite of, on account of, in front of, for the sake of….

- Có hơn 100 giới từ trong tiếng Anh. Dưới đây là bảng giới từ 1 âm thông dụng nhất:

about beside near to
above between of towards
across beyond off under
after by on underneath
against despite onto unlike
along down opposite until
among during out up
around except outside upon
as for over via
at from past with
before in round within
behind inside since without
below into than  
beneath like through  

- Ngoài các giới từ 1 âm còn có các cặp hoặc nhóm từ hoạt động như các giới từ đơn âm.

Ví dụ:

- Dưới đây là bảng giới từ đa âm trong tiếng anh:

ahead of except for instead of owing to
apart from in addition to near to such as
as for in front of on account of thanks to
as well as in place of on top of up to
because of in spite of out of  
due to inside of outside of  

Giới từ chỉ nơi chốn 

above: cao hơn, ở trên (không nhất thiết phải ở ngay phía trên)

below: thấp hơn, ở dưới (không nhất thiết phải ngay phía dưới)

over: ngay trên (nhưng không tiếp xúc)

under: dưới, ngay phía dưới

near: gần (khoảng cách ngắn)

by, beside, next to: ngay sát, bên cạnh

inside: bên trong

outside: bên ngoài

between … and: ở giữa (hai người, hai vật)

among: ở giữa (từ 3 người, vật trở lên)

against: tựa vào, ngược lại,  chống lại

in front of: phía trước

behind: phía sau

opposite: đối diện

across: bên kia

Unit 3: My Friends

Trợ Động Từ Là Gì?

Có ba loại trợ động từ trong tiếng Anh: be, dohave, sau trợ động từ là động từ chính. Khi nào dùng trợ động từ? Trợ động từ được dùng trong câu hỏi, câu phủ định, hay các phức hợp động từ (như thì tiếp diễn, hoàn thành, bị động).

Tham khảo thêm Câu phủ định trong tiếng anh
                            Các loại câu nghi vấn

Trợ Động Từ HAVE

Have là động từ rất quan trọng có thể đứng 1 mình độc lập trong tất cả các thì. Khi được dùng như là 1 trợ động từ, have phải kết hợp với 1 động từ chính để tạo thành 1 cụm động từ hoàn chỉnh trong các thì hoàn thành.

1. Hình thức:

a. Ở các thì hiện tại:

Ngôi Thể khẳng định Thể phủ định
I/ you/ they/ we have have not (haven't)
he/ she/ it has has not (hasn't)

b. Ở các thì quá khứ:

Tất cả các ngôi đều dùng trợ động từ had (thể phủ định dùng hadn't)

2. Chức năng:

Khi nào dùng trợ động từ have? Các trợ động từ have/has/had thường được dùng trong các thì hoàn thành (quá khứ hoàn thành, hiện tại hoàn thành, tương lai hoàn thành)

Ví dụ:

Unit 4: My Neighbourhood

So Sánh Hơn Trong Tiếng Anh

Câu so sánh hơn dùng để so sánh hai vật, hai người, hai khái niệm, với nhau. Cấu trúc so sánh hơn trong tiếng anh:

Tính từ ngắn:
S + V + short Adj/adv + er + than + N/pronoun

Tính từ/ trạng từ dài:
S + V + more + long Adj/adv + than + N/pronoun

Ví dụ:

Phân biệt trạng từ/tính từ dài và ngắn:

► Các trạng từ và tính từ ngắn trong so sánh hơn:
+ Tính từ có 1 âm tiết hoặc 2 âm tiết tận cùng là –y (happy, lucky), -er (clever), -ow (narrow), -le(simple, gentle), -ure (mature), -et (trừ quiet, polite)
+ Trạng từ có 1 âm tiết (fast, hard) hoặc 2 âm tiết (early)

► Các tính từ và trạng từ dài:
+ Tính từ, trạng từ có 2 âm tiết trở lên (normal, boring, interesting)
+ Tính từ tận cùng là –ly (slowly, quickly, dangerously)
+ Tính từ hai âm tiết đuôi –ing và –ed ; –full và –less (boring – bored; carefull – careless)

→ Lưu ý: Đừng nhầm lẫn giữa tính từ đuôi -ly và trạng từ đuôi -ly

Quy tắc thay đổi tính từ so sánh hơn:

+ Đối với tính từ dài 2 - 3 âm tiết, chỉ cần thêm more vào trước.
+ Thêm đuôi -er cho tính từ có 1 âm tiết hoặc 2 âm tiết tận cùng là –y (happy, lucky), -er(clever), -ow (narrow), -le (simple, gentle), -ure (mature), -et (trừ quiet, polite)
+ Nếu tính từ tận cùng là –y thì khi thêm đuôi –er, -y sẽ chuyển thành –i (early → earlier, happy → happier)
+ Nếu tính từ tận cùng là một phụ âm và trước phụ âm đó là nguyên âm thì ta gấp đôi phụ âm cuối (big → bigger)

So Sánh Kém Trong Tiếng Anh

So sánh kém trong tiếng anh dùng để thể hiện sự kém, ít hơn giữa hai đối tượng.

Dùng lessS + V + less + Adj/ adv + than + noun/pronoun

Dùng as: S + V + not as + adj/ adv + as + noun/pronoun

Ví dụ:

Unit 5: Natural Wonders of the World

So Sánh Nhất Tính Từ Ngắn Trong Tiếng Anh

So sánh nhất trong tiếng anh được dùng cho 3 người, vật, sự việc, tính chất trở lên. Đối tượng được so sánh nhất sẽ là đối tượng vượt trội hơn hay kém hơn các đối tượng còn lại. Cấu trúc so sánh nhất:

S + V + the + short adj/adv -est +  Noun/ Pronoun/ Clause

► Quy tắc thay đổi tính từ trong phép so sánh:

- Đối với tính từ/trạng từ dài trên 3 âm tiết, thêm the most vào trước
- Đối với tính từ/trạng từ ngắn, ta thêm –est vào cuối.

- Thêm đuôi -est cho tính từ có 1 âm tiết hoặc 2 âm tiết tận cùng là –y (happy, lucky), -er(clever), -ow (narrow), -le (simple, gentle), -ure (mature), -et (trừ quiet, polite)
- Nếu tính từ tận cùng là –y thì khi thêm đuôi –est, -y sẽ chuyển thành –i (early → earliest, happy → happiest)
- Nếu tính từ tận cùng là một phụ âm và trước phụ âm đó là nguyên âm thì ta gấp đôi phụ âm cuối (big → biggest)

► Phân biệt trạng từ/tính từ ngắn và tính từ dài:

Các tính từ và trạng từ ngắn:

+ Tính từ có 1 âm tiết hoặc 2 âm tiết tận cùng là –y (happy, lucky), -er (clever), -ow (narrow), -le(simple, gentle), -ure (mature), -et (trừ quiet, polite)
+ Trạng từ có 1 âm tiết (fast, hard) hoặc 2 âm tiết (early)

Các tính từ và trạng từ dài:

+ Tính từ, trạng từ có 2 âm tiết trở lên (normal, boring, interesting)
+ Tính từ tận cùng là –ly (slowly, quickly, dangerously)
+ Tính từ hai âm tiết đuôi –ing và –ed ; –full và –less (boring – bored; carefull – careless)

Động Từ Khiếm Khuyết MUST

1. Động từ khiếm khuyết là gì?

- Là động từ nhưng không chỉ hành động mà nó chỉ giúp bổ nghĩa cho động từ chính  => trợ động từ.

- Các động từ khiếm khuyết bao gồm: can – could; may – might; will – would; shall – should; ought to; must

2. Hình thức:

a. Thể khẳng định

-  Động từ theo sau các động từ khiếm khuyết không thêm -s/-es ở thì hiện tại đơn. Theo sau chúng là một động từ nguyên mẫu không có “to”. (Bare infinitive)


Tham khảo thêm Cách thêm -s/es ở thì hiện tại đơn
                            Động từ nguyên mẫu to infinitive


b. Thể phủ định: 

Thêm 'not' vào giữa động từ khiếm khuyết và động từ chính. Riêng với Can thì từ not viết dính liền => cannot

c. Thể nghi vấn:

Đảo ngược động từ khiếm khuyết lên trước chủ ngữ.

Viết tắt một số động từ khiếm khuyết:

(Lưu ý: dạng phủ định “oughtn’t” thường không phổ biến. Thay vào đó, người ta thường sử dụng “shouldn’t” nhiều hơn)

3. Động từ khiếm khuyết MUST

Must có nghĩa là “phải”, dùng để diễn tả một mệnh lệnh hay một sự bắt buộc (Necessity)

- Thể hiện sự chắc chắn, dự đoán (Likelihood and Certainty)

Must not: diễn tả một lệnh cấm.

Unit 6: Our Tet Holiday

Thì Tương Lai Đơn Trong Tiếng Anh

1. Cách dùng thì tương lai đơn:

Cách dùng

Ví dụ

Thì tương lai đơn được dùng để diễn tả một hành động sẽ xảy ra ở tương lai.

He will come back next year.
(Anh ta sẽ trở lại vào năm tới)

Thì tương lai đơn được dùng để diễn đạt một lời hứa hay một quyết định tức thì

I’ll see you later.
(Gặp lại sau nhé)

Để diễn tả quyết định lúc nói: dùng will

This dress is beautiful! I will buy it.
(Cái váy này đẹp lắm! Tôi sẽ mua nó)

Lời mời hay yêu cầu ai làm gì với will you …?

Will you come to have dinner with me?
(Em sẽ đến ăn tối cùng anh chứ)

Diễn tả một dự định với will

I’m saving money now. I’ll buy a house.
(Tôi đang để dành tiền. Tôi sẽ mua một các nhà)

Lời đề nghị ai cùng làm với shall we… ?

Shall we walk home?
(Mình đi bộ về nhà hả?)

Lời đề nghị giúp ai với shall I… ?

Shall I give you a hand?
(Có muốn tôi giúp một tay không?)

Shall đi với ngôi thứ hai và thứ ba để diễn tả lời hứa hẹn

Don’t worry! Louis shall bring you the money soon.
(Đừng lo, Louis sẽ sớm trả tiền cho mày thôi)


Xem thêm Cách dùng will trong câu

2. Cấu trúc thì tương lai đơn:

a. Thể khẳng định:

S + will/shall + bare infinitive + O + …

Ví dụ:

b. Thể phủ định:

S + won’t/shan’t + bare infinitive

Ví dụ:

c. Thể nghi vấn:

  Công thức Ví dụ

Yes/no question

- Dạng câu hỏi phủ định yes/no được dùng khi người nói kỳ vọng câu trả lời sẽ là "yes"

Will/shall + S + bare infinitive + O + …? Will you help me later?
(Bạn sẽ giúp tôi chút nữa chứ?)
Won't/shan't + S + bare infinitive + O + …? Won't you go to school?
(Con không đi tới trường sao?)
Will/shall + S + not + bare infinitive + O + …? Will you not go to school?
 

Wh- question
(Các từ để hỏi gồm what, when, where, why, how, which, …)

 

Dạng câu hỏi phủ định Wh- được dùng để nhấn mạnh hoặc dùng như bình thường

Từ để hỏi + will/shall + S + bare infinitive + O + …? What will you do tomorrow?
(Em sẽ làm gì vào ngày mai?)
Từ để hỏi + won't/shan't + S + bare infinitive + O + …? Why won't you let her go?
(Tại sao cậu không để cô ấy đi đi?)
Từ để hỏi + will/shall + S + not + bare infinitive + O + …? Why will you not let her go?

 

3. Dấu hiệu nhận biết:

Dấu hiệu nhận biết thì tương lai đơn: trong câu có các từ như tomorrow, next week/ month/ year, in the future, soon…

Ví dụ:


Thì tương lai đơn và thì tương lai gần dễ bị nhầm lẫn cách dùng với nhau. Cách để dùng đúng thì tương lai đơn và tương lai gần

Động Từ Khiếm Khuyết SHOULD

- Đưa ra lời khuyên hay ý kiến.

- Diễn tả trách nhiệm và nhiệm vụ 1 cách lịch sự

- Diễn tả lời khuyên và đề xuất

Unit 7: Television

Câu Nghi Vấn Với Từ Để Hỏi

1. Câu nghi vấn là gì?

Câu nghi vấn trong tiếng anh (interrogative) là loại câu được dùng để đưa ra câu hỏi trực tiếp và được kết thúc bằng dấu chấm hỏi.

2. Câu nghi vấn dạng Wh-

- Câu hỏi với từ hỏi bắt đầu bằng what, when, where, who, whom, which, whose, why và how....Chúng ta sử dụng câu hỏi với từ hỏi để thu thập thông tin. Câu trả lời không thể là yes hay no.

- Các từ để hỏi thường gặp:

+ who: ai, hỏi về người
+ where: ở đâu, hỏi địa điểm/ nơi chốn
+ when: khi nào, hỏi thời điểm, thời gian
+ whose: của ai, hỏi về chủ sở hữu
+ why: tại sao, hỏi lý do
+ ​​​​​​​what: gì/ cái gì, hỏi sự vật/ sự việc 
+ ​​​​​​​what time: mấy giờ, hỏi giờ/ thời gian làm gì đó
+ ​​​​​​​which + N: cái nào …, hỏi về sự lựa chọn
+ ​​​​​​​how: như thế nào/ bằng cách nào, hỏi về cách thức/ hoàn cảnh/ trạng thái
+ ​​​​​​​how old: bao nhiêu tuổi
+ ​​​​​​​how long: dài bao nhiêu hoặc thời gian bao lâu
+ ​​​​​​​how tall: cao bao nhiêu (dùng cho người)
+ ​​​​​​​how high: cao bao nhiêu ( dùng cho vật)
+ ​​​​​​​how thick: dày bao nhiêu
+ ​​​​​​​how many: số lượng bao nhiêu (danh từ đếm được số nhiều)
+ ​​​​​​​how much: số lượng bao nhiêu (danh từ không đếm được); Bao nhiêu tiền (hỏi về giá cả)
+ ​​​​​​​how often: bao lâu … (hỏi về sự thường xuyên)

Ví dụ:

- Cấu trúc:

+ Với trợ động từ: cấu trúc của Wh-question giống với dạng câu hỏi Yes/No, ta chỉ cần thêm từ để hỏi đầu câu trước trợ động từ.

Từ để hỏi + auxiliary verb (be/ do/ have) + S + V + ...

Ví dụ:

+ Không có trợ động từ: Khi what, who, which or whose là chủ ngữ hay một phần của chủ ngữ, chúng ta không sử dụng trợ động từ.

When/What/Who/Which/Whose + (O) + V

Ví dụ:

Liên Từ Trong Tiếng Anh

1. Liên từ kết hợp:

Liên từ kết hợp là từ được sử dụng để nối các từ, cụm từ hoặc mệnh đề có chức năng ngữ pháp giống nhau trong câu. Nói cách khác, các liên từ này có thể nối các danh từ, cụm từ hoặc mệnh đề. 

+ And: nối hai hoặc nhiều ý

Ví dụ:

+ But: nối hai hoặc nhiều ý nhưng trái ngược ý nghĩa


Các liên từ kết hợp tiếng anh thường gặp

 

2. Liên từ phụ thuộc:

Liên từ phụ thuộc được sử dụng để bắt đầu mệnh đề phụ thuộc, gắn kết mệnh đề này với mệnh đề chính trong câu. Liên từ phụ thuộc giúp 2 mệnh đề có sự liên kết chặt chẽ hơn so với liên từ kết hợp (coordinating conjunctions).

Mệnh đề độc lập: It is raining hard.
Mệnh đề độc lập: We might get wet.

Thiếu liên kết khi sử dụng liên từ kết hợp:
It is raining hard - we might get wet.
→ Người đọc không biết được việc trời mua sẽ khiến họ bị ướt.

- 2 mệnh đề sẽ liên kết chặt chẽ hơn khi sử dụng liên từ phụ thuộc:
We might get wet because it is raining hard.
Because it is raining hard, we might get wet.

→ Người đọc có thể nhận biết được mối liên hệ nhân quả trong câu.

Dưới đây là các liên từ thường dùng trong tiếng anh:

+ Because, since (bởi vì): diễn tả nguyên nhân, lý do.

► Lưu ý:

-  Cách dùng Because, since + mệnh đề tương đương với because of, due to + V-ing/ danh từ

+ Although, though, even though (mặc dù): biểu thị hai hành động trái ngược nhau về mặt logic

Cấu trúc:

Although/ though/ even though + mệnh đề
Despite/ in spite of + V-ing / danh từ/ cụm danh từ
Despite the fact that
In spite of the fact that + mệnh đề

Ví dụ:

Lưu ý: Nếu mệnh đề phụ thuộc đứng trước mệnh đề độc lập thì giữa hai mệnh đề phải sử dụng dấu phẩy. Tuy nhiên khi mệnh đề độc lập đứng trước thì không cần có dấu phẩy giữa hai mệnh đề

Unit 8: Sports and Games

Câu Mệnh Lệnh Trong Tiếng Anh

1. Câu mệnh lệnh là gì?

- Câu mệnh lệnh tiếng anh là câu được dùng để ra lệnh cho người khác phải làm hoặc không làm gì đó. Câu mệnh lệnh thường sẽ không có chủ từ, vì chúng được dùng để nhấn mạnh vào người nghe (chủ từ được ngầm hiểu).

Ví dụ:

2. Cấu trúc câu mệnh lệnh

a. Với Infinitive

Câu khẳng định: V(bare) + O + …
Câu phủ định: Do + NOT + V(bare) + O + …

Ví dụ:

b. Với Let và Let’s

Cấu trúc này được dùng trong câu mệnh lệnh cho ngôi thứ 1 và thứ 3

- Thể khẳng định:

Let + Đại từ nhân xưng tân ngữ + V(bare) + O + …

Let’s (Let us) + V(bare) + O + …

Ví dụ:

- Thể phủ định:

Let + him/her/them + not + V(bare) + O + …
(cách này ít được sử dụng)

Let’s not + V(bare) + O + …

Don’t let’s V(bare) + O + …
(trang trọng hơn)

Ví dụ:

3. Cách dùng câu mệnh lệnh

a. Ra lệnh, yêu cầu ai làm gì đó

Ví dụ:


Các dạng câu đề nghị và yêu cầu


b. Đưa ra sự hướng dẫn, thông báo, nhắc nhở hoặc sự cấm đoán

Đối với dạng này, người ta thường thêm các từ please, just hoặc if you don’t mind để làm nhẹ câu từ đi.

Ví dụ:

c. Lời đề nghị hoặc lời mời

Ví dụ:

Thì Quá Khứ Đơn Trong Tiếng Anh

1. Cách dùng thì quá khứ đơn:

Thì quá khứ đơn (Past simple)

Cách sử dụng

Ví dụ

Thời gian xác định.

 

Diễn tả hành động đã xảy ra tại một thời điểm xác định và đã chấm dứt trong quá khứ.

Phong went to Dalat last summer.
(Phong đã đến Đà Lạt mùa hè năm ngoái)

 

 

Đề cập đến một sự kiện xảy ra một lần hoặc nhiều lần hoặc miêu tả trạng thái.

 

Diễn tả hành động đã xảy ra thường xuyên (thói quen) một khoảng thời gian trong quá khứ nhưng hiện tại đã chấm dứt.

When Tien was a university student, she worked as a waitress.
(Khi còn là sinh viên đại học, Tiên từng làm phục vụ)

Diễn tả hành động xảy ra một lần trong quá khứ.

She ran out and she phoned my brother.
(Cô ấy đã chạy ra ngoài và gọi điện cho anh trai tôi)

Diễn tả trạng thái trong quá khứ

Hannah looked a bit upset. (Hannah trông có vẻ hơi buồn)

 

Không đề cập thời gian

 

Thỉnh thoảng, người ta dùng thì quá khứ đơn trong tiếng anh để đề cập một sự kiện nhưng không đề cập mốc thời gian cụ thể. Đây là những sự kiện đặc biệt mà hầu hết chúng ta đều biết.

 

Ho Chi Minh proclaimed the independent Democratic Republic of Vietnam in Hanoi's Ba Dinh square.
(Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội)

→ Đây là một sự kiện quan trọng trong lịch sử nên chúng ta đều biết rằng nó diễn ra vào ngày 2/9/1945)

 

Hành động xen vào một hành động khác

 

Diễn đạt một hành động xen vào một hành động khác đang diễn ra trong quá khứ, khi đó, hành động đang diễn ra sẽ chia thì quá khứ tiếp diễn, còn hành động xen vào sẽ chia thì quá khứ đơn.

When I was watching TV, Mr. Brandon came to visit my parents.
(Khi tôi đang xem TV thì Bác Brandon đến thăm bố mẹ tôi)

→ Trong ví dụ này, hành động Brandon đến thăm bố mẹ tôi xen vào hành động xem TV nên chia ở thì quá khứ đơn.

2. Công thức thì quá khứ đơn:

a. Thể khẳng định:

S + V2/-ed + O + …. 

Ví dụ:

 

b. Thể phủ định:

- Đối với động từ to be và động từ khiếm khuyết:

S + was/were + not + ...
S + modal verb + not + V + ...

Ví dụ:

- Đối với động từ thường:

S + did not (didn’t) + bare infinitive 

Ví dụ:

 

c. Thể nghi vấn:

  Động từ to be Động từ thường

Yes/no question

- Dạng câu hỏi phủ định yes/no được dùng khi người nói kỳ vọng câu trả lời sẽ là "yes"

- Was/were + S + O + …? - Did + S + bare infinitive + O + …?
- Wasn't/weren't + S + O + …? - Didn’t + S + bare infinitive + O + …?
- Was/were + S + not + O + …? - Did + S + not + bare infinitive + O + …?
Wh- question
(Các từ để hỏi gồm what, when, where, why, how, which, …)

Dạng câu hỏi phủ định Wh- được dùng để nhấn mạnh hoặc dùng như bình thường

- Từ để hỏi + was/were + S + O +…? - Từ để hỏi + did + S + bare infinitive + O + …?
- Từ để hỏi + wasn't/weren't + S + O +…? - Từ để hỏi + didn’t + S + bare infinitive + O + …?
- Từ để hỏi + was/were + S + not+  O +…? - Từ để hỏi + did + S + not + bare infinitive + O + …?

Ví dụ:

3. Quy tắc chia động từ:

Trong thời quá khứ đơn đơn, người ta chia động từ như sau:

a. Đối với động từ to be và động từ khiếm khuyết:

Ngôi V2/-ed
To be was (dành cho các ngôi chủ từ số ít – I/ he/ she/ it)
Were (dành cho các ngôi chủ từ số - they/ we/ you)
Động từ khuyết thiếu Could (thể quá khứ của Can)
Might (thể quá khứ của May)

b. Đối với động từ thường:

- Động từ có quy tắc:

Đối với động từ có quy tắc, chúng ta thêm đuôi -ed vào dạng cơ bản của động từ (play-played) hoặc đuôi -d vào các động từ kết thúc bằng nguyên âm e (move-moved).

Lưu ý: Đối với động từ có một âm tiết được cấu tạo từ nguyên âm đơn và theo sau là một phụ âm thì chúng ta gấp đôi phụ âm cuối này trước khi thêm đuôi -ed.

Cách phát âm đuôi "-ed" trong tiếng anh:

+ Đọc là /id/: khi tận cùng của động từ là /t/, /d/

+ Đọc là /t/: khi tận cùng của động từ là /ch/, /s/, /x/, /sh/, /k/, /f/, /p/

+ Đọc là /d/: khi tận cùng của động từ là các phụ âm và nguyên âm còn lại


Xem thêm Động từ có quy tắc - bất quy tắc
                   Mẹo nhớ cách phát âm -ed


- Động từ bất quy tắc:

Có một số động từ khi sử dụng ở thì quá khứ không theo qui tắc thêm “-ed”.  Đối với những động từ này ta  chỉ còn cách học thuộc mà thôi.

4. Dấu hiệu nhận biết thì quá khứ đơn:

Cách nhận biết thì quá khứ đơn: trong câu có các từ như: yesterday, ago, last (week, year, month), in the past, the day before, với những khoảng thời gian đã qua trong ngày (today, this morning, this afternoon).

Ví dụ:


Các thì quá khứ trong tiếng anh

Unit 9: Cities of the World

So Sánh Nhất Trong Tiếng Anh

So sánh nhất trong tiếng anh được dùng cho 3 người, vật, sự việc, tính chất trở lên. Đối tượng được so sánh nhất sẽ là đối tượng vượt trội hơn hay kém hơn các đối tượng còn lại. Cấu trúc so sánh nhất với tính từ/trạng từ dài: 

S + V + the most + long adj/adv + Noun/ Pronoun/ Clause

► Quy tắc thay đổi tính từ trong phép so sánh:

Các tính từ và trạng từ dài:

+ Tính từ, trạng từ có 2 âm tiết trở lên (normal, boring, interesting)
+ Tính từ tận cùng là –ly (slowly, quickly, dangerously)
+ Tính từ hai âm tiết đuôi –ing và –ed ; –full và –less (boring – bored; carefull – careless)

Thì Hiện Tại Hoàn Thành Trong Tiếng Anh

1. Cách dùng thì hiện tại hoàn thành:

Cách sử dụng thì hiện tại hoàn thành (the present perfect tense)

Ví dụ

Thì hiện tại hoàn thành được dùng để diễn tả một hành động hay sự việc mới xảy ra

have just seen a dog in the park.
(Tôi mới nhìn thấy một con chó trong công viên)

She has finished her homework recently.
(Cô ấy mới làm xong bài tập về nhà)

Thì hiện tại hoàn thành diễn tả một hành động được lặp đi lặp lại trong quá khứ và có thể được lặp lại ở hiện tại hoặc tương lai.

Nam has read that comic book several times.
(Nam đã đọc cuốn truyện tranh đó nhiều lần)

have seen ‘Spider man’ three times.
(Tôi đã coi bộ phim Người nhện ba lần)

Thì hiện tại hoàn thành trong tiếng anh  diễn tả hành động hoặc sự việc xảy ra trong quá khứ khi người nói không biết rõ hoặc không muốn đề cập đến thời gian chính xác

have gone to Italy.
(Tôi đã đến thăm nước Ý)

He has done his homework.
(Anh ấy đã làm xong bài tập về nhà)

Thì hiện tại hoàn thành diễn tả một hành động hoặc sự việc xảy ra trong quá khứ, kéo dài đến hiện tại và có khả năng tiếp tục ở tương lai

Trang has lived in Hanoi for two years.
(Trang đã ở Hà Nội được 2 năm)

We have studied English since 2000.
(Chúng tôi bắt đầu học tiếng Anh từ năm 2000)

Thì present perfect diễn tả một hành động hoặc sự việc đã xảy ra trong quá khứ nhưng kết quả vẫn còn trong hiện tại

Binh has broken his leg so he can’t play football.
(Bình đã bị gãy chân nên anh ấy không thể chơi được bóng đá)

have broken my bike so I can’t go to work.
(Tôi đã làm hư xe nên tôi không thể đi làm)

Lưu ý: Chúng ta không sử dụng thì hiện tại hoàn thành (htht) với các cụm từ chỉ thời gian mang tính cụ thể như: last year, yesterday, when I was young, in 1995

2. Công thức thì hiện tại hoàn thành:

a. Thể khẳng định:

S + have/has + V3/-ed + O + …

Chủ ngữ Cách chia have/has
I/ you/ they/ we have
he/ she/ it has

Ví dụ:

 

b. Thể phủ định:

S + haven't/hasn't + V3/-ed + O + …

Chủ ngữ Cách chia have/has
I/ you/ we/ they haven't (have not)
he/ she/ it hasn't (has not)

Ví dụ:

 
c. Thể nghi vấn:

  Công thức Ví dụ

Yes/no question

- Dạng câu hỏi phủ định yes/no được dùng khi người nói kỳ vọng câu trả lời sẽ là "yes"

Have/has + S + V3/-ed + O + …? Have you had lunch yet?
(Bạn đã ăn trưa chưa?)
Haven't/hasn't + S + V3/-ed + O + …? Hasn't she seen that movie?
(Cô ta chưa coi bộ phim đó sao?)
Have/has + S + not + V3/-ed + O + …? Has she not seen that movie?
Wh- question
(Các từ để hỏi gồm what, when, where, why, how, which, …) 

Dạng câu hỏi phủ định Wh- được dùng để nhấn mạnh hoặc dùng như bình thường

Từ để hỏi + have/has + S + V3/-ed + O +…? Where has he been?
(Anh ta đã ở đâu thế?)
Từ để hỏi + haven't/hasn't + S + V3/-ed + O +…? Why haven't you gone to bed yet?
(Tại sao con vẫn chưa đi ngủ hả?)
Từ để hỏi + have/has + S + V3/-ed + not+  O +…? Why have you not gone to bed yet?

 

3. Dấu hiệu thì hiện tại hoàn thành:

Dấu hiệu nhận biết thì hiện tại hoàn thành: trong câu có các từ như: up to now, up to the present, so far, lately, recently, before, for (đi với quảng thời gian), since (đi với mốc thời gian), yet, ever (never), already, not … yet, this/ that/ it is the first/ second/ third/ … time, it is the only, this/ that/ it is + so sánh nhất.

Ví dụ:

Unit 10: Our Houses in the Future

Cách dùng WILL trong tiếng Anh

- Dùng trong thì tương lai (Fufutre tense)

- Sự tình nguyện (Willingness)

- Yêu cầu (Requests and offers)

- Sự chắc chắn, dự đoán (Likelihood – Certainty)

- Lời hứa, lời mời

- Dự đoán

Cách dùng MIGHT trong tiếng Anh

- Diễn tả 1 sự việc có khả năng xảy ra trong tương lai (Possibility), nhưng khả năng này ít xảy ra hơn so với may.

- Diễn tả sự xin phép 1 cách lịch sự

- Đưa ra đề nghị: để gợi ý về 1 hành động thay vì khẳng định chính xác những gì phải làm

- Giới thiệu các thông tin khác nhau: might được dùng để đưa ra các thông tin trái ngược hoặc khác nhau trong câu. Điều này giúp nhấn mạnh các kết quả, kịch bản, hành động khác nhau

Unit 11: Our Greener World

Câu Điều Kiện Trong Tiếng Anh

1. Câu điều kiện là gì?

Câu điều kiện trong tiếng anh gồm có hai mệnh đề là mệnh đề chính và mệnh đề IF. Trong câu điều kiện if, hành động ở mệnh đề chính chỉ xảy ra nếu một điều kiện nào đó ở mệnh đề IF được thoả mãn. Câu điều kiện còn được gọi là câu if.

a. Cấu tạo:

- Cấu tạo của câu điều kiện bao gồm hai mệnh đề:

+ Mệnh đề If (If clause): là mệnh đề điều kiện, hay mệnh đề phụ
+ Mệnh đề chính (main clause): là mệnh đề kết quả

- Cách sắp xếp mệnh đề chính và mệnh đề phụ trong câu điều kiện:

+ Mệnh đề If đứng trước mệnh đề chính và cả hai được ngăn cách với nhau bởi dấu phẩy (hoặc chấm phẩy): If – clause, main – clause
+ Mệnh đề If đứng sau mệnh đề chính thì không cần dùng dấu phẩy (hoặc chấm phẩy): Main - clause If - clause

b. Các từ điều kiện:

Mệnh đề điều kiện thường được bắt đầu với các từ như: if, unless (= if … not); provided (that)(= if only); so long as (as long as); on condition that (miễn là, với điều kiện là); suppose; supposing (giả sử như); in case (trong trường hợp); even if (ngay cả khi, dù cho)

2. Câu điều kiện loại 1:

- Cách dùng: Câu điều kiện loại 1 diễn trả một sự việc/hành động có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.

Cấu trúc: If + S + V (-s/-es) + O…, S' + will + V bare + O + …

 Lưu ý:

Will có thể được thay bằng can/may/shall/must

Mệnh đề chính và mệnh đề if có thể đứng trước hoặc đứng sau đều được.

Ví dụ:


Cách viết lại câu điều kiện

Unit 12: Robots

Cách dùng CAN trong tiếng Anh

Can có nghĩa là “có thể”, diễn tả một khả năng trong hiện tại hoặc tương lai (ability).

- Được dùng để diễn tả một sự cho phép (permission) và cannot được dùng để diễn tả một sự cấm đoán (prohibition)

- Can thường được dùng để đưa ra lời đề nghị hoặc yêu cầu.

- Dùng để nói đến 1 thật chung chung, nhưng không phải lúc nào cũng đúng.

- Quá khứ của can là could, để nói về khả năng (ability) trong quá khứ.

Cách dùng COULD và BE ABLE TO trong tiếng Anh

Could là thì quá khứ của can, nói về khả năng (ability).

- Could được dùng để thể hiện điều gì đó trong hiện tại và tương lai (không chắc chắn)

- Could mang tính lịch sự hơn can trong câu đề nghị, xin phép

COULD và BE ABLE TO: Sự khác nhau giữa could và be able to

- Nếu hành động diễn tả một khả năng, một kiến thức, could được dùng thường hơn be able to.

Ví dụ:

- Nếu câu nói mang hàm ý là một sự cố gắng, xoay xở để đạt được điều gì đó hoặc 1 thành công nào đó trong quá khứ (succeeded in doing) thì chỉ nên dùng be able to

Nguồn: https://hochay.com/ngu-phap/cac-thi-trong-tieng-anh-lop-6