Thương Hiệu

Xử lí 'bệnh' khó khởi động xe máy vào buổi sáng

Thời tiết chuyển mùa, buổi sáng ở miền bắc trời lạnh. Nhiều người sử dụng xe máy đã bắt đầu gặp phải hiện tượng xe khó khởi động vào buổi sáng. Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn trị được “bệnh cảm cúm” cho chiếc xe của mình.Sáng ra, khó khởi động xeThời tiết vừa chuyển mùa, nhưng mấy sáng nay, chiếc xe Yamaha Jupiter của chị Nguyễn Minh Ngọc (Hà Đông)

Thời tiết chuyển mùa, buổi sáng ở miền bắc trời lạnh. Nhiều người sử dụng xe máy đã bắt đầu gặp phải hiện tượng xe khó khởi động vào buổi sáng. Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn trị được “bệnh cảm cúm” cho chiếc xe của mình.

Sáng ra, khó khởi động xe

Thời tiết vừa chuyển mùa, nhưng mấy sáng nay, chiếc xe Yamaha Jupiter của chị Nguyễn Minh Ngọc (Hà Đông) không hiểu sao rất khó khởi động.
“Mình có rất nhiều việc vào buổi sáng. Nấu đồ ăn sáng cho cả nhà, đưa con đi học, đi làm… thế mà dắt xe ra đề mãi không thấy nổ, quay ra đạp cũng không xong, thật là bực. Mình là phụ nữ nên cũng không hiểu xe bị bệnh gì nữa”.

Thực tế đây là hiện tượng khá phổ biến đối với những chiếc xe máy, đặc biệt là xe Yamaha. Có nhiều nguyên nhân khiến xe máy khó khởi động vào buổi sáng mùa đông.

Anh Dũng (Chủ cửa hàng sửa chữa xe máy ở phố Hàng Gà, Hà Nội) cho hay: “Có thể lí giải, khi thời tiết lạnh, khả năng bay hơi của nhiên liệu giảm làm cho hỗn hợp hòa trộn nhiên liệu và không khí thường không đủ độ đậm đặc (nghèo xăng) hơn lúc máy nóng hay thời tiết ấm. Chính vì vậy, tỉ lệ căn chỉnh gió và nhiên liệu tại bộ chế hòa khí ảnh hưởng trực tiếp đến việc khởi động xe khi thời tiết lạnh”.

Có trường hợp, khi trời lạnh hoặc độ ẩm cao, lượng không khí trong động cơ xe bị ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ trong chế hòa khí và ống dẫn nhiên liệu. Vì vậy, lượng không khí cần thiết để đáp ứng cho quá trình khởi động xe bị thiếu hụt gây nên tình trạng khó nổ.

Không những vậy, lượng nước bị ngưng tụ cũng có thế làm tắc một số bộ phận dẫn nhiên liệu hoặc ảnh hưởng đến bộ phận đánh lửa và nhanh tạo ra muội than tại bu-gi.
Một số loại xe máy hiện nay được trang bị khóa xăng an toàn dạng chân không nên khi tắt máy xăng sẽ không xuống chế hòa khí. Do vậy, loại xe này cũng thường khó khởi động hơn vào mùa đông.

“Như vậy, nguyên nhân xe máy khó nổ vào mùa đông thường bắt nguồn ở bộ phận chế hòa khí và kèm theo đó là khu vực đánh lửa bị ảnh hưởng” – Anh Dũng kết luận.

Chỉnh chế và vài mẹo khởi động

Anh Sỹ (Kĩ thuật viên cửa hàng xe máy Yamaha trên đường Tôn Đức Thắng – Hà Nội) cho biết: “Để khắc phục hiện tượng xe khó khởi động, đừng ngại mang xe đi bảo dưỡng đều đặn trong mùa lạnh và tập trung vệ sinh sạch sẽ bu-gi, đồng thời căn chỉnh bộ chế hòa khí một cách hợp lý sao cho không ảnh hưởng đến độ bền của động cơ và lượng tiêu hao nhiên liệu”.

>> Xe máy cũ giá rẻ

>> Đánh giá xe Yamaha Sirius RC Fi: Mạnh mẽ trong sự giản đơn

Dựng xe trên chân chống đứng. Dùng tuốc vít vặn cả ốc xăng và ốc gió vào hết cỡ. Ốc xăng là ốc nằm thẳng dưới trụ ga, ốc còn lại là ốc gió. Để nổ khoảng 5 phút cho máy nóng. Sau đó buông tay ga. Nới lỏng ốc gió chậm rãi theo chiều ngược kim đồng hồ.
Ban đầu, máy sẽ nổ lụp bụp (do thừa xăng) bạn phải điều chỉnh sao cho tiếng lụp bụp đó hết dần rồi nhớ vị trí của ốc gió. Khi đã nhớ được vị trí ốc gió giúp máy nổ êm tiếp tục nới ốc gió.

Lúc này máy sẽ rú lên, càng nới, càng rú (do thiếu xăng, dư gió). Ghi nhớ vị trí tốc độ máy cao nhất. Bạn vặn ốc gió vào vị trí giữa hai điểm vừa nhớ. Đó chính là điểm hợp lí nhất để chế hoà khí lấy gió. Cuối cùng, bạn nới dần ốc xăng theo chiều ngược kim đồng hồ cho tới khi máy nổ ổn định, xe không rung, không tắt máy, tiếng nổ đều là đã chỉnh xong.

Đối với việc chỉnh bộ chế hòa khí, nếu không chắc về phương pháp thực hiện, bạn nên đem xe đến các trung tâm bảo dưỡng xe để được tư vấn và có được dịch vụ tốt nhất.

Ngoài việc căn chỉnh chế hoà khí lấy vừa đủ xăng và không khí, một vài thủ thuật khi khởi động cũng đáng để bạn lưu ý:

Kĩ thuật viên của Yamaha đưa ra lời khuyên: “Đối với các dòng xe phổ thông của Yamaha như Sirius, Jupiter, Mio… thì cách khởi động tốt nhất vào mỗi buổi sáng là mở le (hay còn gọi là air, thường nằm ngay dưới vị trí còi) hoàn toàn, nhưng không nên vặn tay ga vì sẽ làm tăng lượng gió vào và giảm độ đậm đặc của hỗn hợp hòa trộn”.

Khởi động bằng cách ấn nút đề hoặc đạp cần khởi động. Nếu khởi động bằng nút đề mà máy không nổ thì phải sau 10 giây mới khởi động lại và mỗi lần khởi động không nhấn giữ nút đề quá 3 giây (gây hại tới ắc-quy).
Khi động cơ đã nổ, đóng từ từ cần gạt le cho đến khi máy nóng và có tiếng nổ ổn định thì có thể đi. Thực hiện đúng quy trình như trên là cách sử dụng đúng đắn, tạo hiệu năng cao và tăng độ bền cho động cơ.

Đối với xe ga, trước khi nổ máy, hãy bật khóa điện rồi vặn tay ga một vài lần (chỉ thực hiện với tay ga, không thực hiện với xe số) rồi mới bấm đề. Động tác này giúp cho hỗn hợp xăng-không khí lấp đầy đường ống dẫn và xuống buồng đốt.

Riêng đối với thao tác đề, hãy nhả hết tay ga rồi mới bấm đề. Nếu bạn kéo tay ga trong lúc bấm đề, hỗn hợp xăng-khí sẽ loãng hơn nên máy càng khó nổ.

Những nguyên nhân khiến xe bị rung lắc khi chạy

Sở hữu một chiếc xe trong thời gian dài sẽ khiến phương tiện của bạn không thể giữ được chức năng hoàn hảo như ban đầu. Và một trong những vấn đề phổ biến nhất cũng như khó chịu nhất là hiện tượng rung lắc khi đi trên đường. Đáng ghét là, sự bất tiện trên đến với bạn một cách dần dần, từ từ cho đến một ngày bạn tự hỏi bản thân mình tại sao lại gặp phải phiền toái này.
Mặc dù kiến thức về xe cộ là phạm trù chuyên môn chẳng hề dễ dàng, nhưng không có sự thay thế nào đáng giá bằng chính nhận định ban đầu của bạn về tài sản thuộc về mình. Cảm giác bạn nhận ra khi đi trên đường thật sự là đầu mối quan trọng trong việc chẩn đoán các vấn đề xe cộ khá phổ biến như rung động, lắc lư khi di chuyển trên đường.
Việc sửa chữa có thể tương đối rẻ và đơn giản, như đảo vòng hoặc cân bằng lốp. Hoặc nó có thể là dấu hiệu cho những vấn đề nghiêm trọng hơn, tốn kém hơn như các hỏng hóc liên quan đế vô lăng hoặc hệ thống treo.
Chẩn đoán sự cố xe hơi trong giai đoạn đầu có vẻ hơi phức tạp, nhưng bạn phải nhớ rằng nó sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền khi tránh được những sự cố lớn hơn.
Nếu xe bạn bị lắc hoặc rung khác thường, hãy đọc bài báo này. Bởi 5 lý do chúng tôi chỉ ra dưới đây sẽ là bài học hữu ích cho trải nghiệm lái xe của bạn.
Làm gì khi xe bị rung lắc?
Vấn đề động cơ
Thỉnh thoảng, một cơn lắc xe hoặc rung côn có thể phát ra từ khoang động cơ, bởi vì động cơ không nhận được đủ không khí, nhiên liệu hoặc tia lửa cần thiết để vận hành một cách trơn tru.

Các triệu chứng có thể chỉ ra trong trường hợp rung lắc liên quan đến động cơ bao gồm:
• Rung lên hoặc giật mạnh xảy ra khi tăng tốc.
• Rung lên thành từng nhịp, giống như đang di chuyển qua các vạch đường giảm xóc trong một khoảng vận tốc cụ thể.
• Xe bắt đầu và lái tốt trong một thời gian nhưng sau đó bắt đầu rung.
Những dấu hiệu này có thể báo hiệu rằng đã đến thời điểm thay bu-gi mới. Nếu bu-gi vẫn còn tốt, bạn nên kiểm tra các dây cắm bu-gi xem liệu chúng có được kết nối theo thứ tự đúng hay không, hoặc thay thế nếu chúng không đảm bảo chức năng.
Cuối cùng, một bộ lọc không khí bẩn hoặc bộ lọc nhiên liệu bị tắc có thể ngăn cản động cơ tiếp cận với ô-xy hay nhiên liệu cần thiết. Vì vậy, hãy chắc chắn bạn thay các thiết bị trên theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất.
Vấn đề về trục
Xe của chúng ta có đầy đủ các bộ phận quay hay chuyển động tịnh tiến buộc phải di chuyển trong kích thước hoặc dung sai nhất định nhằm thực hiện đúng chức năng.
Nếu một trục bị cong, chiếc xe của bạn sẽ dễ dàng tham gia vào một vụ va chạm hoặc rủi ro. Nó sẽ tạo ra một vụ chen lấn sau đó. Với vấn đề này, cơn chấn động thường có cường độ nhanh dần khi bạn tăng tốc.

Một vấn đề liên quan là kiểm tra trục truyền động. Bộ phận quay này sẽ chuyển năng lượng động cơ tới các trục và bánh sau trong chiếc xe sở hữu hệ thống truyền động sau. Nếu trục bị cong, xe có thể bị lắc.
Các khớp nối đồng tốc bị mòn được xếp vào cùng vấn đề. Nếu các tấm chèn như – đệm cao su, tấm phủ xung quanh các đầu mút của trục truyền động còn nguyên vẹn, các móc kẹp và chất bôi trơn không bị rỉ ra, rất có thể chúng không phải là vấn đề. Nhưng nếu các tấm chèn bị rách, điều đó có nghĩa là chất bẩn, bụi và rác trên đường sẽ xâm nhập vào phía trong và làm hư hại các khớp nối. Đối với những chiếc ô tô có hệ thống truyền động trước, các khớp nối đồng tốc bị nóng lên có nghĩa rằng bạn cần mua trục truyền động mới.
Tình hình không bằng phẳng của trục có thể khiến chiếc xe của bạn rung chuyển, nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu những đợt rung lắc “chết người” này chỉ đến khi bạn nhấn phanh. Hãy tìm hiểu trong phần tiếp theo.
Lỗi phanh
Liệu những rung động có xuất hiện hoặc tăng cường khi bạn nhấn phanh? Nếu vậy, có một khả năng lớn là xe của bạn đang phải chịu trận từ một hoặc nhiều đĩa phanh bị cong.

Đĩa phanh là thành phần có dạng hình đĩa màu bạc sáng bóng trên xe ô tô sở hữu một hệ thống phanh đĩa. Đĩa phanh có thể bị uốn cong khỏi hình dáng ban đầu do hiện tượng mài mòn mạnh mẽ, về cơ bản là do quá nóng trong quá trình phanh gấp, vượt lên trên khả năng xử lý của đĩa phanh. Thay vì bằng phẳng trên tất cả các góc độ, một đĩa phanh bị biến dạng sẽ có bề mặt được nâng lên, hạ xuống hay còn gọi là lồi lõm. Bộ kẹp phanh và má phanh có tác dụng siết chặt các đĩa phanh để khiến chiếc xe dừng lại, không thể kẹp chặt đĩa phanh bị biến dạng. Và do đó, rung lắc xuất hiện.
Nếu bạn không thể sử dụng khéo léo một chiếc cờ lê, ý kiến hay dành cho bạn là bạn nên gặp chuyên gia trong lĩnh lực này – những người có thể nói cho bạn biết tình trạng đĩa phanh hoặc trống phanh (trên những chiếc xe có phanh trống phía sau) của bạn.
Bánh xe lắc lư
Thông thường, bạn sẽ cảm thấy chiếc xe của mình đang rung lên trực tiếp thông qua vô lăng. Và theo phỏng đoán vô cùng hợp lý, một vấn đề liên kết có thể là thủ phạm. Nhưng các chuyên gia ô tô lại thường đưa ra lời khuyên khác.
Một hoặc nhiều bánh xe có thể đang phải hoạt động quá sức hoặc bị lung lay tại trục của chính nó. Việc chẩn đoán và xử lý cho trường hợp này khá phức tạp, vì nó có thể vạch ra một số vấn đề. Đầu tiên, chúng ta hãy giả sử rằng mỗi bánh xe được gắn chặt vào trục xe bằng đai ốc bánh xe có mô-men xoắn hợp lý.

Với giả thiết đó, giải pháp cho một bánh xe bị rung có thể đòi hỏi thay thế vòng bi bánh xe. Trên hầu hết xe hơi hiện đại, vòng bi bánh xe được sử dụng nhằm mục đích kéo dài tuổi thọ xe hơi hoặc xe tải. Nhưng như bạn đã biết, nếu bạn chấp nhận để chiếc xe của mình ở trong tình trạng tồi tệ hơn so với hỏng hóc thông thường (khó lái, tốn nhiên liệu), việc các vòng bi bị tuột ra ngoài là vấn đề không mới.
Một điều khác cần chú ý là “lệch bánh”. Đây là thuật ngữ mô tả một bánh xe bị lệch bao nhiêu khỏi vòng xoay tròn hoàn hảo khi nó lăn bánh. Các kỹ thuật viên bánh xe sử dụng những dụng cụ chính xác để xác định liệu việc phần lệch ở trên bánh bất kỳ có vượt quá 1.27 cm (nửa inch) hay không. Phần lớn các trường hợp, nhưng không phải tất cả, giải pháp là một chiếc bánh xe mới.
Các nguyên nhân khác của bánh xe lắc lư, lung lay liên quan đến các đầu rô-tuyn hoặc khớp cầu. Nếu chúng bị mòn, chúng sẽ gây ra hiện tượng nhấp nhô nhiều hơn trên bánh xe. Ở tốc độ lái xe, hiện tượng này chuyển đổi thành rung động phiền nhiễu.
Các bánh xe đã chứng minh chúng là thủ phạm phổ biến khi nghiên cứ những lý do tại sao một chiếc xe bị rung lắc. Nhưng chúng ta có thể thu hẹp lý do xuống nhiều hơn nữa. Nếu muốn biết lý do hàng đầu khiến chiếc xe của bạn bị rung, hãy đi đến phần tiếp theo.
Vấn đề của lốp
Chúng tôi liệt kê vấn đề lốp xe sau cùng, và cho nó đứng ở vị trí hàng đầu trong các lý do gây lên những rung lắc khó chịu trên chiếc xe yêu quý của bạn.

Danh sách các tình huống mà vấn đề lốp xe có thể góp phần tạo ra những khó chịu khi chạy xe trên đường mà không được triả nghiệm cảm giác êm ái là một danh sách dài. Tuy nhiên, chúng tôi đã giản lược và chỉ nêu lên ở đây những ý chính:
• Xe rung ở tốc độ nhất định – đòi hỏi sự cân bằng lốp xe
• Lốp xe bị nứt, bị rách – đòi hỏi thay thế lốp mới
• Lốp mòn không đồng đều – Yêu cầu đảo vòng lốp
• Lốp quay không tròn và cuộn không đều – Thay thế lốp mới.
Thỉnh thoảng, lý do không nằm ở lốp xe, mà lại nằm ở chính những bánh xe mà chúng đang bao quanh. Hãy xem xét và tránh né các đoạn ổ gà và các khúc sửa đường cẩu thả có thể gây nguy hiểm cho bánh xe của bạn.
Ngoài ra, nhớ trong đầu rằng năm lý do chúng tôi đã liệt kê trên đây không phải là thủ phạm duy nhất gây ra sự rung xóc trên xe bạn. Khi thấy nghi ngờ, đừng chần chừ, hãy đến gặp ngay các chuyên gia ô tô để tìm được lời giải đáp tốt nhất cho các vấn đề liên quan.