Thương Hiệu

Câu nghi vấn (Interrogative) - Ngữ Pháp Tiếng Anh - Học Hay

Câu nghi vấn (Interrogative) - Ngữ Pháp Tiếng Anh - Học Hay

1. Câu nghi vấn là gì?

Câu nghi vấn trong tiếng anh (interrogative) là loại câu được dùng để đưa ra câu hỏi trực tiếp và được kết thúc bằng dấu chấm hỏi.

2. Cấu trúc câu nghi vấn 

a. Câu nghi vấn dạng yes-no

- Câu hỏi Yes/no là dạng câu hỏi buộc người nghe phải trả lời là Yes hay No. Để tạo thành một câu nghi vấn:

a.1. Với to be: đổi vị trí của động từ to be ra đứng trước chủ ngữ

Cấu trúc: Be + S + O + …?

Ví dụ:

a.2. Với động từ thường: 

Thì Cấu trúc Ví dụ
Hiện tại đơn: thêm trợ động từ do/does trước chủ từ, động từ ở dạng nguyên mẫu V-bare. Do/does + S + V (bare) + … Does your father go to work?
(Ba của bạn có đi làm không?)
Quá khứ đơn: thêm trợ động từ did trước chủ từ, động từ ở dạng nguyên mẫu V-bare. Did + S + V (bare) + … Did you tell Mary that the shop was closed?
(Cô nói với Mary việc cửa hàng đã đóng cửa chưa?)
Tương lai đơn: thêm trợ động từ will trước chủ từ, động từ ở dạng nguyên mẫu V-bare. Will + S + V (bare) + … Will you come back home after work?
(Bạn sẽ về nhà sau giờ làm chứ?)
Các thì hoàn thành: thêm trợ động từ have/has/had trước chủ từ, động từ trong câu ở dạng V3/-ed Have/ has/ had + S + V3/-ed Have you finished your homework yet?
(Con đã làm bài tập về nhà xong chưa)

Các thì hoàn thành trong tiếng anh
Trợ động từ khuyết thiếu cần phải biết


a.3. Với động từ khiếm khuyết: đổi vị trí của động từ khiếm khuyết ra đứng trước chủ ngữ, động từ chính không đổi

Modal verbs (động từ khiếm khuyết) + S + V(bare) + O … ?

Ví dụ:

b. Câu nghi vấn dạng Wh-

- Câu hỏi với từ hỏi bắt đầu bằng what, when, where, who, whom, which, whose, why và how....Chúng ta sử dụng câu hỏi với từ hỏi để thu thập thông tin. Câu trả lời không thể là yes hay no.

- Các từ để hỏi thường gặp:

+ who: ai, hỏi về người
+ where: ở đâu, hỏi địa điểm/ nơi chốn
+ when: khi nào, hỏi thời điểm, thời gian
+ whose: của ai, hỏi về chủ sở hữu
+ ​​​​​​​why: tại sao, hỏi lý do
+ ​​​​​​​what: gì/ cái gì, hỏi sự vật/ sự việc 
+ ​​​​​​​what time: mấy giờ, hỏi giờ/ thời gian làm gì đó
+ ​​​​​​​which + N: cái nào …, hỏi về sự lựa chọn
+ ​​​​​​​how: như thế nào/ bằng cách nào, hỏi về cách thức/ hoàn cảnh/ trạng thái
+ ​​​​​​​how old: bao nhiêu tuổi
+ ​​​​​​​how long: dài bao nhiêu hoặc thời gian bao lâu
+ ​​​​​​​how tall: cao bao nhiêu (dùng cho người)
+ ​​​​​​​how high: cao bao nhiêu ( dùng cho vật)
+ ​​​​​​​how thick: dày bao nhiêu
+ ​​​​​​​how many: số lượng bao nhiêu (danh từ đếm được số nhiều)
+ ​​​​​​​how much: số lượng bao nhiêu (danh từ không đếm được); Bao nhiêu tiền (hỏi về giá cả)
+ ​​​​​​​how often: bao lâu … (hỏi về sự thường xuyên)

Ví dụ:

- Cấu trúc:

+ Với trợ động từ: cấu trúc của Wh-question giống với dạng câu hỏi Yes/No, ta chỉ cần thêm từ để hỏi đầu câu trước trợ động từ.

Từ để hỏi + auxiliary verb (be/ do/ have) + S + V + ...

Ví dụ:

+ Không có trợ động từ: Khi what, who, which or whose là chủ ngữ hay một phần của chủ ngữ, chúng ta không sử dụng trợ động từ.

When/What/Who/Which/Whose + (O) + V

Ví dụ:

c. Câu hỏi đuôi

Câu hỏi đuôi là những câu hỏi ngắn được thêm vào cuối câu trần thuật để đổi thành câu hỏi Yes/No.

Xem phần Câu hỏi đuôi tại đây

d. Câu hỏi mang nghĩa phủ định

Câu nghi vấn mang nghĩa phủ định được hình thành bằng cách thêm ‘not’ vào sau trợ động từ.

d.1. Trong câu hỏi Wh-:

Ta dùng thể phủ định của câu hỏi Wh- để:

- Hỏi thông tin, thường dùng với what, who, which

Ví dụ:

- Phàn nàn, chỉ trích

Ví dụ:

- Đề nghị làm làm 1 việc gì đó

 

d.2. Trong câu hỏi Yes-No:

Ta dùng thể phủ định của câu hỏi yes-no để:

- Kiểm tra hay xác nhận một vấn đề/sự việc mà chúng ta nghĩ hoặc mong là đúng, hoặc khi chúng ta nghĩ điều gì đó là 1 việc làm đúng đắn.

Ví dụ:

- Bộc lộ ý kiến của mình 1 cách lịch sự hơn, bằng cách đổi câu khẳng định thành câu hỏi phủ định.

- Nhấn mạnh sự ngạc nhiên

- Đưa ra 1 lời yêu cầu, lời mời hoặc đề nghị

- Thể hiện sự phàn nàn

 

d.3. Lưu ý:

- Câu nghi vấn phủ định bắt đầu bằng “Don’t you think” được dùng để tìm kiếm sự đồng thuận từ người nghe.

- Khi sử dụng dạng viết tắt của not là n’t, cấu trúc của câu hỏi phủ định sẽ là:

Trợ động từ + n’t + S + V+ …?

Nhưng nếu dùng dạng đầy đủ của not thì cấu trúc sẽ là

Trợ động từ + S + NOT + V + ...?

Ví dụ:

e. Câu hỏi lựa chọn:

Câu hỏi lựa chọn đưa ra 2 phương án để người nghe có thể chọn lựa. Cấu trúc của dạng câu nghi vấn này tương đối giống câu hỏi yes/no, ta ngăn cách sự lựa chọn bằng từ or.

Ví dụ:

 

Nguồn: https://hochay.com/ngu-phap/cau-nghi-van