Tổng Hợp Ngữ Pháp Tiếng Anh Lớp 6
Tổng Hợp Ngữ Pháp Tiếng Anh Lớp 6, 176, Thương Hiệu, Mỹ Anh, Chuyên trang Thương Hiệu, 13/01/2022 11:16:00
Unit 1: My New School
Thì Hiện Tại Đơn
1. Cách dùng thì hiện tại đơn:
Thì hiện tại đơn (present simple tense hay còn gọi là simple present tense) là một trong những loại thời được dùng phổ biến nhất trong các thì trong tiếng anh.
Cách sử dụng thì hiện tại đơn (the present simple tense) |
Ví dụ |
Thì hiện tại đơn trong tiếng anh được dùng để diễn tả một chân lý, một sự thật hiển nhiên. |
The sun rises in the East. Ten times ten makes one hundred. (10 x 10 = 100) |
Thì hiện tại đơn được dùng để diễn tả một thói quen, một hành động xảy ra thường xuyên ở hiện tại. Người ta thường dùng cùng một số trạng từ tần suất: always, usually, often, sometimes, never. |
I get up early every morning. We usually fly to Hanoi to visit my grandparents every our summer vacation. |
Thì hiện tại đơn được dùng để diễn tả hành động, sự việc tương lai sẽ xảy ra theo thời gian biểu hoặc chương trình, kế hoạch đã được định trước theo thời gian biểu |
The train leaves at seven tomorrow morning. Lunch is at 12.30. Don’t be late. |
Chúng ta có thể dùng hiện tại đơn để đưa ra lời chỉ dẫn và hướng dẫn (đường đi, cách sử dụng, cách làm bài, v.v) |
You take the train into the city centre and then you take a number five bus. So what you do is … you read the questions first and then you write down your answers in the box. |
Thì tiếng anh hiện tại đơn dùng trong các mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian với ý nghĩa tương lai |
I will go to bed after I finish my homework. I’ll call you when I get there. |
2. Cấu trúc thì hiện tại đơn:
a. Thể khẳng định:
S + V + O +…
Cách chia động từ ở thì hiện tại đơn:
- Với động từ to be:
Chủ ngữ | Động từ to be |
I | am |
he/ she/ it | is |
you/ we/ they | are |
Ví dụ:
- I am a student. (Tôi là một học sinh)
- He is a doctor. (Anh ấy là một bác sĩ)
- We are teachers. (Chúng tôi là giáo viên)
- Với động từ thường:
Chủ ngữ | Động từ thường |
I/ we/ you/ they | động từ nguyên mẫu |
he/ she/ it | động từ thêm '-s' hoặc '-es' |
Ví dụ:
- We have bread for breakfast every morning.
(Chúng tôi ăn bánh mì mỗi buổi sáng) - She often goes to the park with her friends.
(Cô ấy thường đi ra công viên với bạn)
b. Thể phủ định:
- Với động từ to be:
S + is/am/are + not + O + ….
- Ví dụ: He is not (isn’t) a good student.
(Anh ấy không phải là một học sinh giỏi)
- Với động từ khiếm khuyết:
S + modal verb + not + bare- + O + ….
- Ví dụ: I cannot (can’t) swim.
(Tôi không thể bơi)
- Với động từ thường:
S + don’t/doesn’t + bare Infinitive + O + …
Chủ ngữ | Trợ động từ |
I/ we/ you/ they | don't |
he/ she/ it | doesn't |
Xem thêm Động từ khiếm khuyết thường gặp
Động từ thường trong tiếng anh
Ví dụ:
- She does not (doesn’t) like coffee.
(Cô ấy không thích cà phê) - They don’t want new shirts.
(Họ không muốn áo mới)
c. Thể nghi vấn:
Công thức | Động từ to be | Động từ thường và động từ khiếm khuyết |
Yes/no question - Dạng câu hỏi phủ định yes/no được dùng khi người nói kỳ vọng câu trả lời sẽ là "yes" |
Is/am/are + S + O + …? | Do/does/modal verb + S + bare infinitive + O + ...? |
Isn't/aren't + S + O + …? | Don't/doesn't/Can't/Won't... + S + bare infinitive + O + ...?? | |
Is/am/are + S + not + O + …? | Do/does/modal verb + S + not + bare infinitive + O + ...? | |
Wh- question - Dạng câu hỏi phủ định Wh- được dùng để nhấn mạnh hoặc dùng như bình thường |
Từ để hỏi + Is/am/are + S + O +…? | Từ để hỏi + Do/does/modal verb + S + bare infinitive + O + …? |
Từ để hỏi + Isn't/aren't + S + O +…? | Từ để hỏi + don't/doesn't/can't/won't.. + S + bare infinitive + O + …? | |
Từ để hỏi + Is/am/are + S + not+ O +…? | Từ để hỏi + Do/does/modal verb + S + not + bare infinitive + O + …? |
Ví dụ:
- Am I bad at cooking?
(Tôi nấu ăn dở lắm sao?) - Couldn't you come earlier?
(Anh không thể đến sớm hơn được sao?) - How is your mother?
(Mẹ bạn thế nào rồi? - Don't you go, baby.
(Đừng đi, bé cưng à) - Why don't you show up?
(Tại sao em lại không xuất hiện?) - What can Mr. Smith not do?
(Có gì mà ông Smith không làm được không vậy?)
3. Quy tắc thêm -s/-es:
a. Cách thêm s/es:
Với thì hiện tại đơn, động từ thường khi chia với ngôi thứ 3 sẽ phải thêm hậu tố "-s/-es":
- Thêm -es vào các động từ có tận cùng là -ch, -sh, -x, -s, -z, -o: watches; misses; washes; fixes…
- Đối với các động từ có tận cùng là phụ âm + -y, đổi -y thành -ies: studies, flies, tries, cries…
- Thêm -s vào đằng sau các động từ còn lại và các từ có tận cùng là nguyên âm + -y: plays, works, talks, stays…
- Một số động từ bất quy tắc: goes. does, has.
b. Cách phát âm -s/-es:
Chú ý các phát âm phụ âm cuối này phải dựa vào phiên âm quốc tế chứ không dựa vào cách viết.
- Đọc là /s/: Khi từ có tận cùng là các phụ âm /f/, /t/, /k/, /p/
- Đọc là /iz/: Khi từ có tận cùng là các âm /s/, /z/, /∫/, /t∫/, /ʒ/, /dʒ/ (thường có tận cùng là các chữ cái che, x, z, sh, ch, s, ghe)
- Đọc là /z/: Khi từ có tận cùng là nguyên âm và các phụ âm còn lại
4. Dấu hiệu nhận biết thì hiện tại đơn:
- Các từ nhận biết thì hiện tại đơn thường là: các từ chỉ mức độ (always, often, usually, sometimes, never), all the time, now and then, once in a while, every day/week/month/year, on [ngày], …
Ví dụ:
- He goes to school everyday.
(Cậu bé đi học mỗi ngày)
Các thì trong tiếng anh và cách sử dụng
Thì Hiện Tại Tiếp Diễn
1. Cách dùng thì hiện tại tiếp diễn:
Cách sử dụng thì hiện tại tiếp diễn | Ví dụ |
Thì hiện tại tiếp diễn trong tiếng anh diễn tả một việc đang diễn ra ngay tại thời điểm nói |
Stephanie is preparing for dinner at the moment. |
Mang nghĩa phàn nàn, thì hiện tại tiếp diễn thường đi cùng với always để bày tỏ ý phàn nàn về một hành động tiêu cực thường lặp đi lặp lại, gây khó chịu cho người khác. |
Amanda! You are always going to work late! |
Diễn đạt một hành động sắp xảy ra trong tương lai gần, một kế hoạch đã lên lịch sẵn |
I'm visiting my grandparents next month. |
Chúng ta cũng sử dụng thì hiện tại tiếp diễn để diễn đạt về sự thay đổi nhỏ nhưng liên tục của một sự vật, sự việc. |
Maria’s health is getting better. |
Diễn tả một hành động hoặc sự việc nói chung đang diễn ra nhưng không nhất thiết phải thực sự diễn ra ngay lúc nói |
I've got a lot of assignment this semester. I'm doing a research, too. |
Lưu ý: Thì hiện tại tiếp diễn (httd) không dùng với các động từ chỉ sự nhận thức như: see, hear, understand, know, like, want, glance, feel, think, smell, love, hate, realize, seem, remember, forget…..
Xem thêm về Các từ không dùng cho thì tiếp diễn và các lưu ý cần nhớ.
2. Cấu trúc thì hiện tại tiếp diễn:
a. Thể khẳng định:
S + be + V-ing + O + …
Chủ ngữ | Động từ to be |
I | am |
he/ she/ it | is |
they/ you/ we | are |
Ví dụ:
- I am walking to school.
(Tôi đang đi bộ tới trường) - They are driving to New York.
(Họ đang lái xe tới New York)
b. Thể phủ định:
S + be + not + V-ing + O + …
Chủ ngữ | Động từ to be |
I | am not |
he/ she/ it | isn't (is not) |
they/ you/ we | aren't (are not) |
Ví dụ:
- You aren't doing your homework, don't lie to me.
(Con không có làm bài tập, đừng xạo với mẹ) - He isn't working at the moment.
(Hiện tại anh ấy không làm việc)
c. Thể nghi vấn:
Công thức | Ví dụ | |
Yes/no question - Dạng câu hỏi phủ định yes/no được dùng khi người nói kỳ vọng câu trả lời sẽ là "yes" |
Is/am/are + S + V-ing + O + …? | Are they talking about the lastest version of iPhone? (Có phải họ đang nói về phiên bản mới nhất của iPhone không?) |
Isn't/aren't + S + V-ing + O + …? | You want ta go out? Isn't it raining? (Con muốn ra ngoài sao? Không phải trời đang mưa à?) |
|
Is/am/are + S + not + V-ing + O + …? | You want to go out? Is it not raining? | |
Wh- question - Dạng câu hỏi phủ định Wh- được dùng để nhấn mạnh hoặc dùng như bình thường |
Từ để hỏi + is/am/are + S + V-ing + O + …? | What are you doing here Ms. Grambird? (Cô đang làm cái gì ở đây vậy cô Grambird?) |
Từ để hỏi + isn't/aren't + S + V-ing + O + …? | Why aren't they leaving? (Tại sao họ lại lại không đi?) |
|
Từ để hỏi + is/am/are + S + not + V-ing + O + …? | Who's coming to the party? _ Oh! Who isn't coming? (Ai tới buổi tiệc tối nay nào? _ Ôi trời, ai lại không tới chứ) |
3. Dấu hiệu nhận biết:
Dấu hiệu nhận biết thì hiện tại tiếp diễn (present continuous): trong câu thường có các từ: now, at present, at the moment, right now, still, look!, Listen! (những câu mệnh lệnh cách có dấu chấm than (!)) Và các từ như today, this week, this month, these days để diễn tả nghĩa tương lai.
Ví dụ:
- Look! the dog is running out.
(Coi kìa! Con chó đang chạy ra) - I’m going to New York after I finish this course.
(Tôi sẽ tới New York sau khi hoàn thành khoá học này)
Các thì tiếng anh và cách sử dụng, công thức các thì trong tiếng anh
Unit 2: My Home
Giới từ là gì?
- Preposition là gì? Giới từ là từ dùng để nối danh từ hay đại từ với từ đứng trước nó. Nó được sử dụng để hiển thị mối quan hệ không gian, thời gian hoặc mối quan hệ hợp lý giữa hai hoặc nhiều người, địa điểm hoặc sự vật. Sau giới từ thường là một cụm danh từ hoặc đại từ.
- Các giới từ trong tiếng anh thường đứng trước danh từ hoặc đại từ, đứng sau động từ chính. Những động từ theo sau giới từ phải dùng ở dạng V-ing.
- Ví dụ: They succeeded in escaping. (Họ đã đào thoát thành công)
- Trong những trường hợp có dùng đại từ quan hệ, các giới từ tiếng anh có thể đặt trước đại từ hoặc đặt ở cuối câu.
Ví dụ:
- To whom were you talking to? (Em nói chuyện với ai vậy?)
- The people I was traveling with are very kind.
(Mấy người mà tôi đi cùng rất tử tế)
- Giới từ có thể là một từ riêng lẻ như: at, after, before, during, until, in, on, to, by, …hoặc là một cụm từ như: in spite of, on account of, in front of, for the sake of….
- Có hơn 100 giới từ trong tiếng Anh. Dưới đây là bảng giới từ 1 âm thông dụng nhất:
about | beside | near | to |
above | between | of | towards |
across | beyond | off | under |
after | by | on | underneath |
against | despite | onto | unlike |
along | down | opposite | until |
among | during | out | up |
around | except | outside | upon |
as | for | over | via |
at | from | past | with |
before | in | round | within |
behind | inside | since | without |
below | into | than | |
beneath | like | through |
- Ngoài các giới từ 1 âm còn có các cặp hoặc nhóm từ hoạt động như các giới từ đơn âm.
Ví dụ:
- I can’t go to the mall because of the bad weather.
(Tôi không thể tới trung tâm mua sắm vì thời tiết xấu) - Jack’ll be the monitor in place of me.
(Jack sẽ lớp trưởng thay thế cho tôi) - In addition to getting a huge house, she has a new car.
(Ngoài việc có căn nhà to, cô ấy còn có thêm cả xe mới)
- Dưới đây là bảng giới từ đa âm trong tiếng anh:
ahead of | except for | instead of | owing to |
apart from | in addition to | near to | such as |
as for | in front of | on account of | thanks to |
as well as | in place of | on top of | up to |
because of | in spite of | out of | |
due to | inside of | outside of |
Giới từ chỉ nơi chốn
- above: cao hơn, ở trên (không nhất thiết phải ở ngay phía trên)
- We were flying above the clouds.
(Chúng tôi bay trên những đám mây)
- below: thấp hơn, ở dưới (không nhất thiết phải ngay phía dưới)
- The lake is almost 100 meter below sea level.
(Hồ nằm dưới mực nước biển khoảng 900 mét)
- over: ngay trên (nhưng không tiếp xúc)
- Many red dragonflies flew over the lake.
(Rất nhiều con chuồn chuồn đỏ bay trên mặt hồ)
- under: dưới, ngay phía dưới
- My puppy is sleeping under the table.
(Bé cún nhà tôi đang ngủ dưới chân bàn)
- near: gần (khoảng cách ngắn)
- Don’t sit near the door.
(Đừng ngồi gần cánh cửa)
- by, beside, next to: ngay sát, bên cạnh
- Come and sit by/ beside/ next to me.
(Lại đây ngồi kế tôi này)
- inside: bên trong
- Let’s go inside the house.
(Vào nhà thôi!)
- outside: bên ngoài
- He was waiting at a table outside the café.
(Anh ta đang ngồi đợi ở một cái bàn bên ngoài quán cà phê)
- between … and: ở giữa (hai người, hai vật)
- Who is the girl standing between Alice and Mary?
(Ai là cô gái đứng giữa Alice và Mary thế?)
- among: ở giữa (từ 3 người, vật trở lên)
- She was sitting among a crowd of children.
(Cô ấy đang ngồi ở giữa một đám trẻ)
- against: tựa vào, ngược lại, chống lại
- I put the ladder against the wall.
(Tôi đặt cái thang dựa vào tưởng) - That’s against the law
(Điều đó đi ngược lại với luật pháp) - You’re all against me
(Bạn đang hoàn toàn chống lại tôi)
- in front of: phía trước
- My house is in front of a lake.
(Phía trước nhà tôi là một cái hồ)
- behind: phía sau
- The car behind us was flashing its lights.
(Cái xe đằng sau chúng ta đang nháy đèn pha kìa)
- opposite: đối diện
- The bank is opposite the supermarket.
(Ngân hàng nằm đối diện với siêu thị)
- across: bên kia
- My house is just across the street.
(Nhà tôi ở phía bên kia đường thôi)
Unit 3: My Friends
Trợ Động Từ Là Gì?
Có ba loại trợ động từ trong tiếng Anh: be, do và have, sau trợ động từ là động từ chính. Khi nào dùng trợ động từ? Trợ động từ được dùng trong câu hỏi, câu phủ định, hay các phức hợp động từ (như thì tiếp diễn, hoàn thành, bị động).
Tham khảo thêm Câu phủ định trong tiếng anh
Các loại câu nghi vấn
Trợ Động Từ HAVE
Have là động từ rất quan trọng có thể đứng 1 mình độc lập trong tất cả các thì. Khi được dùng như là 1 trợ động từ, have phải kết hợp với 1 động từ chính để tạo thành 1 cụm động từ hoàn chỉnh trong các thì hoàn thành.
1. Hình thức:
a. Ở các thì hiện tại:
Ngôi | Thể khẳng định | Thể phủ định |
I/ you/ they/ we | have | have not (haven't) |
he/ she/ it | has | has not (hasn't) |
b. Ở các thì quá khứ:
Tất cả các ngôi đều dùng trợ động từ had (thể phủ định dùng hadn't)
2. Chức năng:
Khi nào dùng trợ động từ have? Các trợ động từ have/has/had thường được dùng trong các thì hoàn thành (quá khứ hoàn thành, hiện tại hoàn thành, tương lai hoàn thành)
Ví dụ:
- I have finished my homework, let's go swimming.
(Con đã hoàn thành bài tập về nhà của mình rồi, đi bơi thôi!) - She has learned English for 4 years.
(Con bé đã học tiếng anh được 4 năm) - My parents had left before I came home.
(Bố mẹ tôi đã rời đi trước khi tôi trở về)
Unit 4: My Neighbourhood
So Sánh Hơn Trong Tiếng Anh
Câu so sánh hơn dùng để so sánh hai vật, hai người, hai khái niệm, với nhau. Cấu trúc so sánh hơn trong tiếng anh:
Tính từ ngắn:
S + V + short Adj/adv + er + than + N/pronounTính từ/ trạng từ dài:
S + V + more + long Adj/adv + than + N/pronoun
Ví dụ:
- Max is taller than Judy.
(Max cao hơn Judy) - This chair is more comfortable than others.
(Cái ghế này thoải mái hơn so với mấy cái còn lại)
Phân biệt trạng từ/tính từ dài và ngắn:
► Các trạng từ và tính từ ngắn trong so sánh hơn:
+ Tính từ có 1 âm tiết hoặc 2 âm tiết tận cùng là –y (happy, lucky), -er (clever), -ow (narrow), -le(simple, gentle), -ure (mature), -et (trừ quiet, polite)
+ Trạng từ có 1 âm tiết (fast, hard) hoặc 2 âm tiết (early)
► Các tính từ và trạng từ dài:
+ Tính từ, trạng từ có 2 âm tiết trở lên (normal, boring, interesting)
+ Tính từ tận cùng là –ly (slowly, quickly, dangerously)
+ Tính từ hai âm tiết đuôi –ing và –ed ; –full và –less (boring – bored; carefull – careless)
→ Lưu ý: Đừng nhầm lẫn giữa tính từ đuôi -ly và trạng từ đuôi -ly
Quy tắc thay đổi tính từ so sánh hơn:
+ Đối với tính từ dài 2 - 3 âm tiết, chỉ cần thêm more vào trước.
+ Thêm đuôi -er cho tính từ có 1 âm tiết hoặc 2 âm tiết tận cùng là –y (happy, lucky), -er(clever), -ow (narrow), -le (simple, gentle), -ure (mature), -et (trừ quiet, polite)
+ Nếu tính từ tận cùng là –y thì khi thêm đuôi –er, -y sẽ chuyển thành –i (early → earlier, happy → happier)
+ Nếu tính từ tận cùng là một phụ âm và trước phụ âm đó là nguyên âm thì ta gấp đôi phụ âm cuối (big → bigger)
So Sánh Kém Trong Tiếng Anh
So sánh kém trong tiếng anh dùng để thể hiện sự kém, ít hơn giữa hai đối tượng.
Dùng less: S + V + less + Adj/ adv + than + noun/pronounDùng as: S + V + not as + adj/ adv + as + noun/pronoun
Ví dụ:
- In my opinion, Math is less interesting than English.
(Đối với tôi, Toán không thú vị bằng tiếng Anh) - My sister cooks not as well as my mom (does).
(Chị gái tôi không nấu ăn ngon bằng mẹ tôi)
Unit 5: Natural Wonders of the World
So Sánh Nhất Tính Từ Ngắn Trong Tiếng Anh
So sánh nhất trong tiếng anh được dùng cho 3 người, vật, sự việc, tính chất trở lên. Đối tượng được so sánh nhất sẽ là đối tượng vượt trội hơn hay kém hơn các đối tượng còn lại. Cấu trúc so sánh nhất:
S + V + the + short adj/adv -est + Noun/ Pronoun/ Clause
- Ví dụ: Nam is the tallest boy in the class.
(Nam là bạn trai cao nhất lớp)
► Quy tắc thay đổi tính từ trong phép so sánh:
- Đối với tính từ/trạng từ dài trên 3 âm tiết, thêm the most vào trước
- Đối với tính từ/trạng từ ngắn, ta thêm –est vào cuối.
- Thêm đuôi -est cho tính từ có 1 âm tiết hoặc 2 âm tiết tận cùng là –y (happy, lucky), -er(clever), -ow (narrow), -le (simple, gentle), -ure (mature), -et (trừ quiet, polite)
- Nếu tính từ tận cùng là –y thì khi thêm đuôi –est, -y sẽ chuyển thành –i (early → earliest, happy → happiest)
- Nếu tính từ tận cùng là một phụ âm và trước phụ âm đó là nguyên âm thì ta gấp đôi phụ âm cuối (big → biggest)
► Phân biệt trạng từ/tính từ ngắn và tính từ dài:
- Các tính từ và trạng từ ngắn:
+ Tính từ có 1 âm tiết hoặc 2 âm tiết tận cùng là –y (happy, lucky), -er (clever), -ow (narrow), -le(simple, gentle), -ure (mature), -et (trừ quiet, polite)
+ Trạng từ có 1 âm tiết (fast, hard) hoặc 2 âm tiết (early)
- Các tính từ và trạng từ dài:
+ Tính từ, trạng từ có 2 âm tiết trở lên (normal, boring, interesting)
+ Tính từ tận cùng là –ly (slowly, quickly, dangerously)
+ Tính từ hai âm tiết đuôi –ing và –ed ; –full và –less (boring – bored; carefull – careless)
Động Từ Khiếm Khuyết MUST
1. Động từ khiếm khuyết là gì?
- Là động từ nhưng không chỉ hành động mà nó chỉ giúp bổ nghĩa cho động từ chính => trợ động từ.
- Các động từ khiếm khuyết bao gồm: can – could; may – might; will – would; shall – should; ought to; must
2. Hình thức:
a. Thể khẳng định
- Động từ theo sau các động từ khiếm khuyết không thêm -s/-es ở thì hiện tại đơn. Theo sau chúng là một động từ nguyên mẫu không có “to”. (Bare infinitive)
- Ví dụ: I can hear your voice.
(Anh có thể nghe thấy giọng nói của em)
Tham khảo thêm Cách thêm -s/es ở thì hiện tại đơn
Động từ nguyên mẫu to infinitive
b. Thể phủ định:
Thêm 'not' vào giữa động từ khiếm khuyết và động từ chính. Riêng với Can thì từ not viết dính liền => cannot
- Ví dụ: I cannot (can’t) open your water bottle. It’s too tight
(Tôi không thể mở được chai nước của bạn. Nó cứng quá)
c. Thể nghi vấn:
Đảo ngược động từ khiếm khuyết lên trước chủ ngữ.
- Ví dụ: Could you hold this bag for me?
(Bạn có thể cầm hộ giúp tôi cái túi xách không?)
- Viết tắt một số động từ khiếm khuyết:
- Cannot → can’t
- Must not → mustn’t
- Shall not → shan’t
- Will not → won’t
- Should → shouldn’t
- Ought not → oughtn’t (ít được sử dụng)
(Lưu ý: dạng phủ định “oughtn’t” thường không phổ biến. Thay vào đó, người ta thường sử dụng “shouldn’t” nhiều hơn)
3. Động từ khiếm khuyết MUST
- Must có nghĩa là “phải”, dùng để diễn tả một mệnh lệnh hay một sự bắt buộc (Necessity)
- You must drive on the left in London.
(Ở London, bạn phải lái xe phía bên trái)
- Thể hiện sự chắc chắn, dự đoán (Likelihood and Certainty)
- Are you going out at midnight? You must be mad!
(Cô tính ra ngoài lúc nửa đêm à? Cô điên thiệt rồi!) - You have worked hard all day; you must be tired.
(Bạn đã làm việc chăm chỉ cả ngày, bạn hẳn là mệt lắm)
- Must not: diễn tả một lệnh cấm.
- You mustn’t be allowed to smoke here.
(Bạn không được phép hút thuốc ở đây)
Unit 6: Our Tet Holiday
Thì Tương Lai Đơn Trong Tiếng Anh
1. Cách dùng thì tương lai đơn:
Cách dùng |
Ví dụ |
Thì tương lai đơn được dùng để diễn tả một hành động sẽ xảy ra ở tương lai. |
He will come back next year. |
Thì tương lai đơn được dùng để diễn đạt một lời hứa hay một quyết định tức thì |
I’ll see you later. |
Để diễn tả quyết định lúc nói: dùng will |
This dress is beautiful! I will buy it. |
Lời mời hay yêu cầu ai làm gì với will you …? |
Will you come to have dinner with me? |
Diễn tả một dự định với will |
I’m saving money now. I’ll buy a house. |
Lời đề nghị ai cùng làm với shall we… ? |
Shall we walk home? |
Lời đề nghị giúp ai với shall I… ? |
Shall I give you a hand? |
Shall đi với ngôi thứ hai và thứ ba để diễn tả lời hứa hẹn |
Don’t worry! Louis shall bring you the money soon. |
Xem thêm Cách dùng will trong câu
2. Cấu trúc thì tương lai đơn:
a. Thể khẳng định:
S + will/shall + bare infinitive + O + …
Ví dụ:
- I will need your help next week.
(Tôi sẽ cần sự trợ giúp của bạn vào tuần sau) - He will fly to London tomorrow.
(Anh ấy sẽ bay đến London ngày mai)
b. Thể phủ định:
S + won’t/shan’t + bare infinitive
Ví dụ:
- I won’t drink anymore coffee.
(Tôi sẽ không uống cà phê nữa) - He won’t be the president of the United States of America.
(Ông ta sẽ không trở thành tổng thống của nước Mỹ đâu)
c. Thể nghi vấn:
Công thức | Ví dụ | |
Yes/no question - Dạng câu hỏi phủ định yes/no được dùng khi người nói kỳ vọng câu trả lời sẽ là "yes" |
Will/shall + S + bare infinitive + O + …? | Will you help me later? (Bạn sẽ giúp tôi chút nữa chứ?) |
Won't/shan't + S + bare infinitive + O + …? | Won't you go to school? (Con không đi tới trường sao?) |
|
Will/shall + S + not + bare infinitive + O + …? | Will you not go to school? |
|
Wh- question
- Dạng câu hỏi phủ định Wh- được dùng để nhấn mạnh hoặc dùng như bình thường |
Từ để hỏi + will/shall + S + bare infinitive + O + …? | What will you do tomorrow? (Em sẽ làm gì vào ngày mai?) |
Từ để hỏi + won't/shan't + S + bare infinitive + O + …? | Why won't you let her go? (Tại sao cậu không để cô ấy đi đi?) |
|
Từ để hỏi + will/shall + S + not + bare infinitive + O + …? | Why will you not let her go? |
3. Dấu hiệu nhận biết:
Dấu hiệu nhận biết thì tương lai đơn: trong câu có các từ như tomorrow, next week/ month/ year, in the future, soon…
Ví dụ:
- She will be here in a few minute.
(Cô ấy sẽ tới đây trong vài phút nữa) - I will help you to do your homework soon.
(Mẹ sẽ giúp con làm bài tập)
Thì tương lai đơn và thì tương lai gần dễ bị nhầm lẫn cách dùng với nhau. Cách để dùng đúng thì tương lai đơn và tương lai gần
Động Từ Khiếm Khuyết SHOULD
- Đưa ra lời khuyên hay ý kiến.
- You look tired. You should take a rest.
(Em trông mệt mỏi lắm, em nên nghỉ ngơi đi thôi)
- Diễn tả trách nhiệm và nhiệm vụ 1 cách lịch sự
- You shouldn’t listen to the music in class.
(Em không được nghe nhạc trong lớp) - You should be here at 8a.m tomorrow.
(Cậu nên có mặt ở đây lúc 8 giờ sáng mai)
- Diễn tả lời khuyên và đề xuất
- What should I do when I meet him?
(Tớ nên làm gì khi gặp anh ấy?) - You shouldn’t eat too much sugar. It’s not good for your health.
(Con không nên ăn quá nhiều đường. Không tốt cho sức khỏe đâu)
Unit 7: Television
Câu Nghi Vấn Với Từ Để Hỏi
1. Câu nghi vấn là gì?
Câu nghi vấn trong tiếng anh (interrogative) là loại câu được dùng để đưa ra câu hỏi trực tiếp và được kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
2. Câu nghi vấn dạng Wh-
- Câu hỏi với từ hỏi bắt đầu bằng what, when, where, who, whom, which, whose, why và how....Chúng ta sử dụng câu hỏi với từ hỏi để thu thập thông tin. Câu trả lời không thể là yes hay no.
- Các từ để hỏi thường gặp:
+ who: ai, hỏi về người
+ where: ở đâu, hỏi địa điểm/ nơi chốn
+ when: khi nào, hỏi thời điểm, thời gian
+ whose: của ai, hỏi về chủ sở hữu
+ why: tại sao, hỏi lý do
+ what: gì/ cái gì, hỏi sự vật/ sự việc
+ what time: mấy giờ, hỏi giờ/ thời gian làm gì đó
+ which + N: cái nào …, hỏi về sự lựa chọn
+ how: như thế nào/ bằng cách nào, hỏi về cách thức/ hoàn cảnh/ trạng thái
+ how old: bao nhiêu tuổi
+ how long: dài bao nhiêu hoặc thời gian bao lâu
+ how tall: cao bao nhiêu (dùng cho người)
+ how high: cao bao nhiêu ( dùng cho vật)
+ how thick: dày bao nhiêu
+ how many: số lượng bao nhiêu (danh từ đếm được số nhiều)
+ how much: số lượng bao nhiêu (danh từ không đếm được); Bao nhiêu tiền (hỏi về giá cả)
+ how often: bao lâu … (hỏi về sự thường xuyên)
Ví dụ:
- Q: Who is your favourite actor?
(Ai là diễn viên yêu thích của bạn?) - A: Brad Pitt for sure!
(Chắc chắn là Brad Pitt!)
- Cấu trúc:
+ Với trợ động từ: cấu trúc của Wh-question giống với dạng câu hỏi Yes/No, ta chỉ cần thêm từ để hỏi đầu câu trước trợ động từ.
Từ để hỏi + auxiliary verb (be/ do/ have) + S + V + ...
Ví dụ:
- When are you leaving?
(Khi nào thì bạn rời đi?) - Who should she stay with?
(Cô ấy nên ở với ai?)
+ Không có trợ động từ: Khi what, who, which or whose là chủ ngữ hay một phần của chủ ngữ, chúng ta không sử dụng trợ động từ.
When/What/Who/Which/Whose + (O) + V
Ví dụ:
- What fell off the wall?
(Cái gì mới rơi khỏi bức tường?) - Who told you that?
(Ai nói với em vậy?) - Whose phone rang?
(Điện thoại của ai đổ chuông đó?)
Liên Từ Trong Tiếng Anh
1. Liên từ kết hợp:
Liên từ kết hợp là từ được sử dụng để nối các từ, cụm từ hoặc mệnh đề có chức năng ngữ pháp giống nhau trong câu. Nói cách khác, các liên từ này có thể nối các danh từ, cụm từ hoặc mệnh đề.
+ And: nối hai hoặc nhiều ý
Ví dụ:
- I have a dog and I love my dog.
(Tôi có một chú cún và tôi yêu chú cún của mình) - She has 3 dogs and 2 cats.
(Bà ấy có 3 con chó và 2 con mèo)
+ But: nối hai hoặc nhiều ý nhưng trái ngược ý nghĩa
- Ví dụ: I want to have a cat but my mom does not allow it.
(Tôi rất muốn nuôi mèo nhưng mẹ tôi không cho phép)
Các liên từ kết hợp tiếng anh thường gặp
2. Liên từ phụ thuộc:
Liên từ phụ thuộc được sử dụng để bắt đầu mệnh đề phụ thuộc, gắn kết mệnh đề này với mệnh đề chính trong câu. Liên từ phụ thuộc giúp 2 mệnh đề có sự liên kết chặt chẽ hơn so với liên từ kết hợp (coordinating conjunctions).
Mệnh đề độc lập: It is raining hard.
Mệnh đề độc lập: We might get wet.
- Thiếu liên kết khi sử dụng liên từ kết hợp:
It is raining hard - we might get wet.
→ Người đọc không biết được việc trời mua sẽ khiến họ bị ướt.
- 2 mệnh đề sẽ liên kết chặt chẽ hơn khi sử dụng liên từ phụ thuộc:
We might get wet because it is raining hard.
Because it is raining hard, we might get wet.
→ Người đọc có thể nhận biết được mối liên hệ nhân quả trong câu.
Dưới đây là các liên từ thường dùng trong tiếng anh:
+ Because, since (bởi vì): diễn tả nguyên nhân, lý do.
- Ví dụ: Because I felt sick, I got Johny to take me to the doctor.
(Bởi vì tôi thấy không khoẻ, nên tôi nhờ Johny chở tôi đi bác sỹ)
► Lưu ý:
- Cách dùng Because, since + mệnh đề tương đương với because of, due to + V-ing/ danh từ
- Ví dụ: Because of the traffic jam, I went to work late yesterday.
(Bởi vì kẹt xe, tôi đã đi làm muộn vào ngày hôm qua)
+ Although, though, even though (mặc dù): biểu thị hai hành động trái ngược nhau về mặt logic
Cấu trúc:
Although/ though/ even though + mệnh đề
Despite/ in spite of + V-ing / danh từ/ cụm danh từ
Despite the fact that/ In spite of the fact that + mệnh đề
Ví dụ:
- She tried to finish her work even though she felt unwell.
(Cô ấy cố gắng làm xong việc cho dù cô ấy cảm thấy không khoẻ) - Despite her explanation, nobody seems to sympathy with her situation.
(Mặc cho cô ấy giải thích, chẳng có ai là hiểu cho hoàn cảnh của cô) - In spite of the fact that he knows nothing about this job, my boss still hires him.
(Mặc dù sự thật là anh ta chả biết gì về công việc này, sếp tôi vẫn thuê anh ta)
Lưu ý: Nếu mệnh đề phụ thuộc đứng trước mệnh đề độc lập thì giữa hai mệnh đề phải sử dụng dấu phẩy. Tuy nhiên khi mệnh đề độc lập đứng trước thì không cần có dấu phẩy giữa hai mệnh đề
Unit 8: Sports and Games
Câu Mệnh Lệnh Trong Tiếng Anh
1. Câu mệnh lệnh là gì?
- Câu mệnh lệnh tiếng anh là câu được dùng để ra lệnh cho người khác phải làm hoặc không làm gì đó. Câu mệnh lệnh thường sẽ không có chủ từ, vì chúng được dùng để nhấn mạnh vào người nghe (chủ từ được ngầm hiểu).
Ví dụ:
- Sit down. (Ngồi xuống)
- Stop smoking. (Ngừng ngay việc hút thuốc lại)
- Don’t be late. (Đừng về trễ nha)
2. Cấu trúc câu mệnh lệnh
a. Với Infinitive
Câu khẳng định: V(bare) + O + …
Câu phủ định: Do + NOT + V(bare) + O + …
Ví dụ:
- Shut up. (Im lặng đi)
- Eat your dinner. (Ăn cơm đi)
- Do not tell anyone the story.
(Đừng kể câu chuyện này cho ai)
b. Với Let và Let’s
Cấu trúc này được dùng trong câu mệnh lệnh cho ngôi thứ 1 và thứ 3
- Thể khẳng định:
Let + Đại từ nhân xưng tân ngữ + V(bare) + O + …
Let’s (Let us) + V(bare) + O + …
Ví dụ:
- Let them go! (Để họ đi đi)
- Let’s begin at 10. (Hãy bắt đầu lúc 10h đi)
- Thể phủ định:
Let + him/her/them + not + V(bare) + O + …
(cách này ít được sử dụng)Let’s not + V(bare) + O + …
Don’t let’s V(bare) + O + …
(trang trọng hơn)
Ví dụ:
- Let’s not forget to turn the light off.
(Đừng quên tắt điện) - Don’t let’s say a word about this.
(Đừng nói bất cứ điều gì về chuyện này) - Let him not eat . (Cứ để anh ta chết đói đi)
3. Cách dùng câu mệnh lệnh
a. Ra lệnh, yêu cầu ai làm gì đó
Ví dụ:
- Close the door. (Đóng cửa lại)
- Stop! (Dừng lại)
Các dạng câu đề nghị và yêu cầu
b. Đưa ra sự hướng dẫn, thông báo, nhắc nhở hoặc sự cấm đoán
Đối với dạng này, người ta thường thêm các từ please, just hoặc if you don’t mind để làm nhẹ câu từ đi.
Ví dụ:
- Wash in cold water. (Giặt trong nước lạnh)
- Please keep quite!
(Làm ơn giữ im lặng) - Just go straight ahead and turn left.
(Chỉ cần đi thẳng và rẽ trái)
c. Lời đề nghị hoặc lời mời
Ví dụ:
- Please stay! You won’t be disappointed.
(Ở lại đi. Cậu sẽ không thất vọng đâu) - Don’t be afraid to ask anything.
(Đừng ngại hỏi bất cứ điều gì) - Have another cake.
(Ăn 1 cái bánh nữa nhé)
Thì Quá Khứ Đơn Trong Tiếng Anh
1. Cách dùng thì quá khứ đơn:
Thì quá khứ đơn (Past simple) |
Cách sử dụng |
Ví dụ |
Thời gian xác định.
|
Diễn tả hành động đã xảy ra tại một thời điểm xác định và đã chấm dứt trong quá khứ. |
Phong went to Dalat last summer. |
Đề cập đến một sự kiện xảy ra một lần hoặc nhiều lần hoặc miêu tả trạng thái.
|
Diễn tả hành động đã xảy ra thường xuyên (thói quen) một khoảng thời gian trong quá khứ nhưng hiện tại đã chấm dứt. |
When Tien was a university student, she worked as a waitress. |
Diễn tả hành động xảy ra một lần trong quá khứ. |
She ran out and she phoned my brother. |
|
Diễn tả trạng thái trong quá khứ |
Hannah looked a bit upset. (Hannah trông có vẻ hơi buồn) |
|
Không đề cập thời gian
|
Thỉnh thoảng, người ta dùng thì quá khứ đơn trong tiếng anh để đề cập một sự kiện nhưng không đề cập mốc thời gian cụ thể. Đây là những sự kiện đặc biệt mà hầu hết chúng ta đều biết.
|
Ho Chi Minh proclaimed the independent Democratic Republic of Vietnam in Hanoi's Ba Dinh square. → Đây là một sự kiện quan trọng trong lịch sử nên chúng ta đều biết rằng nó diễn ra vào ngày 2/9/1945) |
Hành động xen vào một hành động khác
|
Diễn đạt một hành động xen vào một hành động khác đang diễn ra trong quá khứ, khi đó, hành động đang diễn ra sẽ chia thì quá khứ tiếp diễn, còn hành động xen vào sẽ chia thì quá khứ đơn. |
When I was watching TV, Mr. Brandon came to visit my parents. → Trong ví dụ này, hành động Brandon đến thăm bố mẹ tôi xen vào hành động xem TV nên chia ở thì quá khứ đơn. |
2. Công thức thì quá khứ đơn:
a. Thể khẳng định:
S + V2/-ed + O + ….
Ví dụ:
- I went to sleep at 11p.m last night.
(Tôi đi ngủ lúc 11 giờ tối qua) - When I was highschool student, I was good at Maths.
(Khi tôi là học sinh cấp 2, tôi rất giỏi Toán)
b. Thể phủ định:
- Đối với động từ to be và động từ khiếm khuyết:
S + was/were + not + ...
S + modal verb + not + V + ...
Ví dụ:
- I couldn’t open the door yesterday.
(Tôi đã không thể mở được cửa hôm qua) - You weren't there.
(Bạn đã không ở đó)
- Đối với động từ thường:
S + did not (didn’t) + bare infinitive
Ví dụ:
- He didn’t play football last Sunday.
(Anh ấy đã không chơi bóng đá vào chủ nhật tuần trước) - We didn't make it.
(Chúng tôi đã không đến kịp)
c. Thể nghi vấn:
Động từ to be | Động từ thường | |
Yes/no question - Dạng câu hỏi phủ định yes/no được dùng khi người nói kỳ vọng câu trả lời sẽ là "yes" |
- Was/were + S + O + …? | - Did + S + bare infinitive + O + …? |
- Wasn't/weren't + S + O + …? | - Didn’t + S + bare infinitive + O + …? | |
- Was/were + S + not + O + …? | - Did + S + not + bare infinitive + O + …? | |
Wh- question (Các từ để hỏi gồm what, when, where, why, how, which, …) - Dạng câu hỏi phủ định Wh- được dùng để nhấn mạnh hoặc dùng như bình thường |
- Từ để hỏi + was/were + S + O +…? | - Từ để hỏi + did + S + bare infinitive + O + …? |
- Từ để hỏi + wasn't/weren't + S + O +…? | - Từ để hỏi + didn’t + S + bare infinitive + O + …? | |
- Từ để hỏi + was/were + S + not+ O +…? | - Từ để hỏi + did + S + not + bare infinitive + O + …? |
Ví dụ:
Were they in the hospital last month?
(Có phải họ đã ở bệnh viện tháng vừa rồi không?)- Did you see your boyfriend yesterday?
(Bạn có gặp bạn trai của bạn hôm qua không?) - Didn't you go to school?
(Con không phải đi học sao?) - Where were you last night?
(Anh đã ở đâu tối qua hả?) - Why wasn't he happy?
(Tại sao cậu ấy không vui?) - Where did you sleep last night?
(Tối qua anh ngủ ở chỗ nào?) - Why didn't she help you?
(Tại sao cô ta không giúp cậu?)
3. Quy tắc chia động từ:
Trong thời quá khứ đơn đơn, người ta chia động từ như sau:
a. Đối với động từ to be và động từ khiếm khuyết:
Ngôi | V2/-ed |
To be | was (dành cho các ngôi chủ từ số ít – I/ he/ she/ it) |
Were (dành cho các ngôi chủ từ số - they/ we/ you) | |
Động từ khuyết thiếu | Could (thể quá khứ của Can) |
Might (thể quá khứ của May) |
b. Đối với động từ thường:
- Động từ có quy tắc:
Đối với động từ có quy tắc, chúng ta thêm đuôi -ed vào dạng cơ bản của động từ (play-played) hoặc đuôi -d vào các động từ kết thúc bằng nguyên âm e (move-moved).
- Ví dụ: stayed, watched, listened, talked, decided
Lưu ý: Đối với động từ có một âm tiết được cấu tạo từ nguyên âm đơn và theo sau là một phụ âm thì chúng ta gấp đôi phụ âm cuối này trước khi thêm đuôi -ed.
- Ví dụ:
stop: The bus stopped suddenly.
(Chiếc xe buýt dừng đột ngột) - plan: Who planned this trip?
(Ai lên kế hoạch chuyến đi này vậy?)
Cách phát âm đuôi "-ed" trong tiếng anh:
+ Đọc là /id/: khi tận cùng của động từ là /t/, /d/
- Ví dụ: needed, wanted
+ Đọc là /t/: khi tận cùng của động từ là /ch/, /s/, /x/, /sh/, /k/, /f/, /p/
- Ví dụ: watched, fixed, looked, laughed
+ Đọc là /d/: khi tận cùng của động từ là các phụ âm và nguyên âm còn lại
- Ví dụ: played, changed, loved, cleared
Xem thêm Động từ có quy tắc - bất quy tắc
Mẹo nhớ cách phát âm -ed
- Động từ bất quy tắc:
Có một số động từ khi sử dụng ở thì quá khứ không theo qui tắc thêm “-ed”. Đối với những động từ này ta chỉ còn cách học thuộc mà thôi.
4. Dấu hiệu nhận biết thì quá khứ đơn:
Cách nhận biết thì quá khứ đơn: trong câu có các từ như: yesterday, ago, last (week, year, month), in the past, the day before, với những khoảng thời gian đã qua trong ngày (today, this morning, this afternoon).
Ví dụ:
- Yesterday morning, Tom got up early; then he ate breakfast and went to school.
(Sáng hôm qua, Tom dậy trễ, sau đó cậu ấy ăn sáng và đến trường) - Tom lived in Thailand for three years, now he lives in New York.
(Tom sống ở Thái Lan trong 3 năm, giờ cậu ta sống ở New York) - Last week, I bumped into my ex and she ignored me.
(Tuần trước, tôi tình cờ gặp lại người yêu cũ của mình và cô ta hoàn toàn làm lơ tôi) - Do you know that she was hurt in the past.
(Cậu có biết là cô ấy đã từng bị tổn thương trong quá khứ)
Các thì quá khứ trong tiếng anh
Unit 9: Cities of the World
So Sánh Nhất Trong Tiếng Anh
So sánh nhất trong tiếng anh được dùng cho 3 người, vật, sự việc, tính chất trở lên. Đối tượng được so sánh nhất sẽ là đối tượng vượt trội hơn hay kém hơn các đối tượng còn lại. Cấu trúc so sánh nhất với tính từ/trạng từ dài:
S + V + the most + long adj/adv + Noun/ Pronoun/ Clause
- Ví dụ: Trung is the most handsome boy in the neighborhood.
(Trung đẹp trai nhất xóm)
► Quy tắc thay đổi tính từ trong phép so sánh:
- Đối với tính từ/trạng từ dài trên 3 âm tiết, thêm the most vào trước
- Nếu tính từ tận cùng là –y thì khi thêm đuôi –est, -y sẽ chuyển thành –i (early → earliest, happy → happiest)
- Nếu tính từ tận cùng là một phụ âm và trước phụ âm đó là nguyên âm thì ta gấp đôi phụ âm cuối (big → biggest)
- Các tính từ và trạng từ dài:
+ Tính từ, trạng từ có 2 âm tiết trở lên (normal, boring, interesting)
+ Tính từ tận cùng là –ly (slowly, quickly, dangerously)
+ Tính từ hai âm tiết đuôi –ing và –ed ; –full và –less (boring – bored; carefull – careless)
Thì Hiện Tại Hoàn Thành Trong Tiếng Anh
1. Cách dùng thì hiện tại hoàn thành:
Cách sử dụng thì hiện tại hoàn thành (the present perfect tense) |
Ví dụ |
Thì hiện tại hoàn thành được dùng để diễn tả một hành động hay sự việc mới xảy ra |
I have just seen a dog in the park. She has finished her homework recently. |
Thì hiện tại hoàn thành diễn tả một hành động được lặp đi lặp lại trong quá khứ và có thể được lặp lại ở hiện tại hoặc tương lai. |
Nam has read that comic book several times. I have seen ‘Spider man’ three times. |
Thì hiện tại hoàn thành trong tiếng anh diễn tả hành động hoặc sự việc xảy ra trong quá khứ khi người nói không biết rõ hoặc không muốn đề cập đến thời gian chính xác |
I have gone to Italy. He has done his homework. |
Thì hiện tại hoàn thành diễn tả một hành động hoặc sự việc xảy ra trong quá khứ, kéo dài đến hiện tại và có khả năng tiếp tục ở tương lai |
Trang has lived in Hanoi for two years. We have studied English since 2000. |
Thì present perfect diễn tả một hành động hoặc sự việc đã xảy ra trong quá khứ nhưng kết quả vẫn còn trong hiện tại |
Binh has broken his leg so he can’t play football. I have broken my bike so I can’t go to work. |
Lưu ý: Chúng ta không sử dụng thì hiện tại hoàn thành (htht) với các cụm từ chỉ thời gian mang tính cụ thể như: last year, yesterday, when I was young, in 1995…
2. Công thức thì hiện tại hoàn thành:
a. Thể khẳng định:
S + have/has + V3/-ed + O + …
Chủ ngữ | Cách chia have/has |
I/ you/ they/ we | have |
he/ she/ it | has |
Ví dụ:
- I have finished studying already.
(Tôi đã hoàn thành việc học của mình) - He has been to his office.
(Anh ấy đã đến công ty)
b. Thể phủ định:
S + haven't/hasn't + V3/-ed + O + …
Chủ ngữ | Cách chia have/has |
I/ you/ we/ they | haven't (have not) |
he/ she/ it | hasn't (has not) |
Ví dụ:
- They haven’t returned my bike yet.
(Họ vẫn chưa trả lại xe cho tôi) - She hasn’t seen the doctor.
(Cô ấy vẫn chưa đi gặp bác sĩ)
c. Thể nghi vấn:
Công thức | Ví dụ | |
Yes/no question - Dạng câu hỏi phủ định yes/no được dùng khi người nói kỳ vọng câu trả lời sẽ là "yes" |
Have/has + S + V3/-ed + O + …? | Have you had lunch yet? (Bạn đã ăn trưa chưa?) |
Haven't/hasn't + S + V3/-ed + O + …? | Hasn't she seen that movie? (Cô ta chưa coi bộ phim đó sao?) |
|
Have/has + S + not + V3/-ed + O + …? | Has she not seen that movie? | |
Wh- question (Các từ để hỏi gồm what, when, where, why, how, which, …) - Dạng câu hỏi phủ định Wh- được dùng để nhấn mạnh hoặc dùng như bình thường |
Từ để hỏi + have/has + S + V3/-ed + O +…? | Where has he been? (Anh ta đã ở đâu thế?) |
Từ để hỏi + haven't/hasn't + S + V3/-ed + O +…? | Why haven't you gone to bed yet? (Tại sao con vẫn chưa đi ngủ hả?) |
|
Từ để hỏi + have/has + S + V3/-ed + not+ O +…? | Why have you not gone to bed yet? |
3. Dấu hiệu thì hiện tại hoàn thành:
Dấu hiệu nhận biết thì hiện tại hoàn thành: trong câu có các từ như: up to now, up to the present, so far, lately, recently, before, for (đi với quảng thời gian), since (đi với mốc thời gian), yet, ever (never), already, not … yet, this/ that/ it is the first/ second/ third/ … time, it is the only, this/ that/ it is + so sánh nhất.
Ví dụ:
- This is the most beautiful girl I’ve ever met.
(Đây là cô gái xinh đẹp nhất mà tôi từng gặp) - I haven’t seen you for years.
(Tôi đã không gặp em mấy năm nay rồi)
Unit 10: Our Houses in the Future
Cách dùng WILL trong tiếng Anh
- Dùng trong thì tương lai (Fufutre tense)
- Thanks for inviting me. I will come to your house tomorrow.
(Cảm ơn đã mời tôi, tôi sẽ đến nhà bạn vào ngày mai)
- Sự tình nguyện (Willingness)
- Just let the trash there. I will take them out.
(Cứ để rác ở đó. Tôi sẽ bỏ chúng ta ngoài)
- Yêu cầu (Requests and offers)
- Will you shut the door?
(Mày đóng cửa được không?)
- Sự chắc chắn, dự đoán (Likelihood – Certainty)
- A: Who will represent our class for this competition?
(Ai sẽ đại diện cho lớp ta trong cuộc thi lần này) - B: That’ll be Josh.
(Có thể là Josh)
- Lời hứa, lời mời
- I will always love you. (Mẹ sẽ luôn yêu con)
- Will you come to my party tonight?
(Bạn sẽ đến dự buổi tiệc của tôi tối nay chứ?
- Dự đoán
- About the trip, I think it'll cost me about 3 millions.
(Về chuyến đi, tôi nghĩ nó sẽ tốn khoảng 3 triệu)
Cách dùng MIGHT trong tiếng Anh
- Diễn tả 1 sự việc có khả năng xảy ra trong tương lai (Possibility), nhưng khả năng này ít xảy ra hơn so với may.
- He might call you.
(Anh ấy có thể sẽ gọi cho cậu)
- Diễn tả sự xin phép 1 cách lịch sự
- Might I ask you a few questions?
(Tôi có thể hỏi bạn vài câu được không?)
- Đưa ra đề nghị: để gợi ý về 1 hành động thay vì khẳng định chính xác những gì phải làm
- You might ask Tim about the quiz, he can help you.
(Cậu có thể hỏi Tim về câu đố, anh ta có thể giúp đấy)
- Giới thiệu các thông tin khác nhau: might được dùng để đưa ra các thông tin trái ngược hoặc khác nhau trong câu. Điều này giúp nhấn mạnh các kết quả, kịch bản, hành động khác nhau
- We might not get the first position, but I’m proud of my team and all their efforts.
(Có thể chúng tôi không đứng nhất, nhưng tôi tự hào vì đội của tôi và những cố gắng của họ)
Unit 11: Our Greener World
Câu Điều Kiện Trong Tiếng Anh
1. Câu điều kiện là gì?
Câu điều kiện trong tiếng anh gồm có hai mệnh đề là mệnh đề chính và mệnh đề IF. Trong câu điều kiện if, hành động ở mệnh đề chính chỉ xảy ra nếu một điều kiện nào đó ở mệnh đề IF được thoả mãn. Câu điều kiện còn được gọi là câu if.
a. Cấu tạo:
- Cấu tạo của câu điều kiện bao gồm hai mệnh đề:
+ Mệnh đề If (If clause): là mệnh đề điều kiện, hay mệnh đề phụ
+ Mệnh đề chính (main clause): là mệnh đề kết quả
- Cách sắp xếp mệnh đề chính và mệnh đề phụ trong câu điều kiện:
+ Mệnh đề If đứng trước mệnh đề chính và cả hai được ngăn cách với nhau bởi dấu phẩy (hoặc chấm phẩy): If – clause, main – clause
+ Mệnh đề If đứng sau mệnh đề chính thì không cần dùng dấu phẩy (hoặc chấm phẩy): Main - clause If - clause
b. Các từ điều kiện:
Mệnh đề điều kiện thường được bắt đầu với các từ như: if, unless (= if … not); provided (that)(= if only); so long as (as long as); on condition that (miễn là, với điều kiện là); suppose; supposing (giả sử như); in case (trong trường hợp); even if (ngay cả khi, dù cho)
2. Câu điều kiện loại 1:
- Cách dùng: Câu điều kiện loại 1 diễn trả một sự việc/hành động có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.
Cấu trúc: If + S + V (-s/-es) + O…, S' + will + V bare + O + …
► Lưu ý:
Will có thể được thay bằng can/may/shall/must
Mệnh đề chính và mệnh đề if có thể đứng trước hoặc đứng sau đều được.
Ví dụ:
- If you take this medicine, you will feel better.
(Nếu bạn uống thuốc, thì bạn sẽ thấy đỡ hơn đó) - If it stops raining, we can go out.
(Nếu như trời ngừng mưa thì chúng tôi có thể đi ra ngoài)
Unit 12: Robots
Cách dùng CAN trong tiếng Anh
- Can có nghĩa là “có thể”, diễn tả một khả năng trong hiện tại hoặc tương lai (ability).
- I can carry this suitcase for you.
(Tôi có thể mang cái vali này giúp cô) - We can go shopping tomorrow.
(Chúng ta có thể đi mua sắm vào ngày mai)
- Được dùng để diễn tả một sự cho phép (permission) và cannot được dùng để diễn tả một sự cấm đoán (prohibition)
- You can use caculators in the exam.
(Các em có thể sử dụng máy tính trong giờ kiểm tra) - Smoking is allowed in this area, but you can’t smoke in those rooms.
(Ở khu vực này cho phép hút thuốc, nhưng bạn không được hút trong những căn phòng kia)
- Can thường được dùng để đưa ra lời đề nghị hoặc yêu cầu.
- Can I help you?
(Em có thể giúp gì cho anh?) - Can you help me with my homework?
(Mẹ có thể giúp con với bài tập về nhà được không?)
- Dùng để nói đến 1 thật chung chung, nhưng không phải lúc nào cũng đúng.
- Diet can be difficult. (Ăn kiêng có thể sẽ khó khăn)
=> Khó nói chung, không phải với ai cũng khó - Crocodile can be very dangerous.
(Cá sấu rất nguy hiểm)
- Quá khứ của can là could, để nói về khả năng (ability) trong quá khứ.
- We could go to school together.
(Chúng ta có thể đi tới trường cùng nhau)
Cách dùng COULD và BE ABLE TO trong tiếng Anh
- Could là thì quá khứ của can, nói về khả năng (ability).
- He could read when he was 4.
(Cậu bé có thể đọc khi cậu lên 4 tuổi)
- Could được dùng để thể hiện điều gì đó trong hiện tại và tương lai (không chắc chắn)
- It’s over 10 o’clock. We could be late. (future)
(Đã quá 10 giờ rồi, chúng ta có thể sẽ bị trễ)
=> Chúng ta không chắc là sẽ đến trễ - It could be green. (present)
=> không chắc đó là màu xanh lá cây
- Could mang tính lịch sự hơn can trong câu đề nghị, xin phép
- Could you tell me where this hotel is, please?
(Bạn có thể cho tôi biết khách sạn ở đâu được không?) - Could I ask you a favor?
(Con có thể xin 1 ân huệ không?)
COULD và BE ABLE TO: Sự khác nhau giữa could và be able to
- Nếu hành động diễn tả một khả năng, một kiến thức, could được dùng thường hơn be able to.
Ví dụ:
- He hurt his foot, and he couldn’t play in the match.
(Anh ta bị thương ở chân, và anh ta không thể thi đấu) - The door was locked, and she couldn’t open it.
(Cửa đã bị khoá, và cô ấy không thể mở được)
- Nếu câu nói mang hàm ý là một sự cố gắng, xoay xở để đạt được điều gì đó hoặc 1 thành công nào đó trong quá khứ (succeeded in doing) thì chỉ nên dùng be able to
- I finished my work early and so was able to go to the party with my friends.
(Tôi đã cố làm xong bài tập sớm để có thể đi dự tiệc với lũ bạn)
Nguồn: https://hochay.com/ngu-phap/cac-thi-trong-tieng-anh-lop-6
Tổng Hợp Ngữ Pháp Tiếng Anh Lớp 6, 176, Thương Hiệu, Mỹ Anh, Chuyên trang Thương Hiệu, 13/01/2022 11:16:00