Thương hiệu trên sàn thương mại điện tử
Thương hiệu trên sàn thương mại điện tử, 137, Thương Hiệu, Phạm Thảo, Chuyên trang Thương Hiệu, 08/05/2020 16:56:58
Các bước xây dựng thương hiệu trên sàn thương mại điện tử
Với tốc độ phát triển Internet và sử dụng smartphone hàng đầu Đông Nam Á, Việt Nam đang là thị trường màu mỡ cho thương mại điện tử (TMĐT) phát triển. Chú trọng đầu tư xây dựng thương hiệu trực tuyến là bước đi cần thiết đầu tiên để các doanh nghiệp Việt Nam, tổ chức, cá nhân tham gia vào thị trường này nắm bắt cơ hội thành công. Tham khảo các bước sau đây để xây dựng thương hiệu thành công trên sàn thương mại điện tử
Bước 1: Đánh giá nhu cầu thị trường, nghiên cứu đối thủ và các cơ hội trên thị trường
Internet đã khiến việc nghiên cứu thị trường trở nên dễ dàng hơn nhiều. Có một vài cách thức dễ dàng để nghiên cứu thị trường của bạn:
- Vào các diễn đàn trực tuyến để tìm xem mọi người đang đưa ra những câu hỏi nào và những vấn đề nào họ đang cố gắng giải quyết.
- Xác định các từ khoá mà rất nhiều người tìm kiếm song không có nhiều trang web có thể trả lời đầy đủ cho họ.
- Kiểm tra các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng của bạn bằng việc vào trang web của họ và ghi chú lại những gì họ đang thực hiện để thoả mãn nhu cầu nào đó.
- Tìm kiếm điểm yếu của đối thủ và concept truyền thông của đối thủ.
Sau khi bạn làm xong công việc này, hãy sử dụng những thông tin bạn có được để tạo ra một sản phẩm cho một thị trường đã hiện hữu, đồng thời nỗ lực làm tốt hơn các đối thủ cạnh tranh của bạn.
Bước 2: Nghiên cứu khách hàng mục tiêu
Thông qua các công cụ: nghiên cứu marketing, số liệu thống kê, phân tích nhân khẩu học, tâm lý học, nghiên cứu "quy trình trải nghiệm của khách hàng" khi sử dụng sản phẩm dịch vụ để có thể nghiêm túc trả lời câu hỏi "Vì sao khách hàng lại cư xử như vậy" và "Khách hàng thực sự muốn được đối xử như thế nào?". Từ đó, bạn có thể nắm bắt được rõ ràng những nhu cầu của đối tượng khách hàng mục tiêu mà bạn mong muốn hướng đến.
Bước 3: Tạo ra thông tin chào hàng thích hợp
Tạo ra một bản chào hàng, giới thiệu thông tin về sản phẩm dịch vụ bạn cung cấp thật hấp dẫn, chi tiết rõ ràng là phương thức để bạn tiếp cận với người tiêu dùng nhanh chóng và hiệu quả. Hãy tạo ra một bản giới thiệu sản phẩm dịch vụ với những tiêu chí sau
- Khuấy động mối quan tâm với một tiêu đề hấp dẫn.
- Miêu tả vấn đề mà sản phẩm hay dịch vụ của bạn có thể giải quyết.
- Cho họ thấy tại sao bạn có thể được tin cậy để giao phó nhiệm vụ giải quyết vấn đề.
- Bổ sung những đánh giá từ những ai đã từng sử dụng sản phẩm của bạn.
- Nói về sản phẩm và những lợi ích nó đem lại cho người dùng.
- Đưa ra một lời mời hay một bảo đảm.
- Đề nghị mua sắm.
Xuyên suốt thông tin chào hàng này, bạn hãy tập trung vào cách thức mà sản phẩm hay dịch vụ của bạn có khả năng giải quyết các vấn đề của mọi người hay khiến cuộc sống của họ tốt đẹp hơn. Hãy suy nghĩ như một khách hàng và hỏi: “Có gì trong đó cho tôi?”.
▶▶▶ Có thể bạn quan tâm: Cách xây dựng thương hiệu sản phẩm trực tuyến
Bước 4: Cá biệt hóa/ cá nhân hóa thương hiệu
Hãy cá biệt hóa/ cá nhân hóa thương hiệu bằng các hệ thống giá trị cảm tính, tính cách và hình mẫu cho thương hiệu. Xây dựng hình ảnh nhận diện cho thương hiệu (Logo, hệ thống nhận diện, hình ảnh nhận diện...)
Bước 5: Thiết kế và xây dựng Website có hiệu quả thu hút, kết nối khách hàng
Trong TMĐT, Website chính là cửa hàng trưng bày sản phẩm, nơi khách hàng có thể nhìn thấy hình ảnh và đọc thông tin về sản phẩm mà mình quan tâm. “Cửa hàng ảo” này giúp khách hàng tìm hiểu và ra quyết định mua, đem lại “giá trị thật” cho nhà cung cấp. Vì vậy, một khi bạn có được thị trường và sản phẩm của bạn, đồng thời bạn đã xác định quy trình bán hàng, thì đã đến lúc để xây dựng trang web.
Hãy nhớ giữ nó càng đơn giản càng tốt. Trang web của bạn chính là mặt tiền của cửa hàng trực tuyến, vì vậy hãy chắc chắn rằng nó thân thiện với các khách hàng. Bạn chỉ có không quá 10 giây để thu hút sự chú ý của mọi người trước khi họ chuyển sang trang web khác. Có một vài yếu tố quan trọng bạn cần nắm vững:
- Trang web cần dễ sử dụng và tối ưu SEO.
- Sử dụng những phông chữ đơn giản như Arial trên nền trắng hoặc màu sáng nhạt nào đấy.
- Mọi yếu tố phải rõ ràng và đơn giản xuyên suốt trang web.
- Chỉ sử dụng hình ảnh, âm thanh hay video nếu chúng đẩy mạnh được thông điệp của bạn.
- Đưa vào các lời đề nghị chọn lựa để bạn có thể thu thập nhiều địa chỉ email.
Bước 6: Sử dụng các công cụ tìm kiếm để hướng các khách hàng mục tiêu tới website của bạn
Bạn lôi kéo đông đảo mọi người tới trang web mới của bạn như thế nào? Quảng cáo pay-per-click sẽ có hai lợi thế:
- Quảng cáo hiện lên trên các trang kết quả tìm kiếm ngay tức khắc. Chúng cho phép bạn thử nghiệm các từ khoá khác nhau, các tiêu đề khác nhau, các mức giá và phương thức bán hàng khác nhau.
- Không chỉ thu hút được đông đảo mọi người trong chốc lát, mà một khi bạn xác định những từ khoá hiệu quả nhất, bạn có thể sử dụng chúng xuyên suốt bản chào hàng và các mã khoá trang web nhằm nâng cao thứ hạng kết quả tìm kiếm của trang web.
Bước 7: Xây dựng danh tiếng chuyên môn cho bản thân để thu hút đông đảo mọi người hơn tới trang web
Mọi người sử dụng Internet để tìm thông tin. Nếu bạn cung cấp các thông tin giá trị cho các trang web khác sử dụng – và bao gồm cả đường link ngược lại trang web của bạn – bạn sẽ lôi kéo được đông đảo mọi người hơn và cải thiện đáng kế thứ hạng kết quả tìm kiếm. Có một vài ý tưởng cho việc xây dựng danh tiếng chuyên gia cho bản thân bạn:
- Đưa ra những bài viết, video hay các thông tin hữu ích khác rất có giá trị với mọi người và phân bổ các nội dung đó thông qua những trang web tin tức hay các thư viện bài viết trực tuyến.
- Đưa vào đường link “gửi tới người thân” tại các bài viết hay trên trang web của bạn.
- Trở thành một chuyên gia tích cực trong các diễn đàn của ngành hay trong các trang mạng xã hội nơi mà có đông đảo các khách hàng mục tiêu của bạn.
Nếu bạn sử dụng các chiến thuật này, bạn sẽ tiếp cận được nhiều người đọc mới. Thậm chí tốt đẹp hơn khi các trang web bạn đăng nội dung thông tin của bạn có đường link dẫn tới website của bạn. Các công cụ tìm kiếm trực tuyến rất yêu thích các trang web tương thích liên quan, do đó sẽ đánh giá cao hơn thứ hạng website của bạn.
▶▶▶ Xem ngay: Các kênh Digital Marketing phù hợp để phát triển cho ngành thương mại điện tử
Cách giúp tăng Review (đánh giá) trên sàn thương mại điện tử
Review (đánh giá) của khách hàng chính là một trong những yếu tố chính quyết định sự thành công của bạn khi bán hàng trên sàn thương mại điện tử. Số đông mọi người hay có thói quen tìm kiếm và chọn mua những sản phẩm được các khách hàng đã từng mua đánh giá tốt về sản phẩm đó. Những bằng chứng từ mạng xã hội, những đánh giá khách quan từ chính người mua trước sẽ giúp khách hàng đưa ra quyết định mua hàng hay không. Để tăng Review (đánh giá) trên sàn thương mại điện tử, bạn có thể xem xét những cách hiệu quả sau
Tạo sự uy tín đối với khách hàng
Hầu hết các khách hàng đều không có thói quen để lại bất kì đánh giá nào sau khi mua sản phẩm hay dịch vụ. Điều này có thể do khách hàng không hài lòng hay sản phẩm/dịch vụ của bạn không mang lại gì đó đặc biệt giúp họ có động lực để viết đánh giá về nó. Vì vậy, hãy cải thiện tình trạng này bằng cách tạo thêm các chiến dịch khuyến mãi hoặc tặng miễn phí… vừa giúp tăng uy tín cho doanh nghiệp bạn mà còn khuyến khích khách hàng thích thú để lại những đánh giá tích cực.
Tăng tương tác người dùng
Nếu có khả năng viết, khả năng chia sẻ, bạn hoàn toàn có thể tăng đánh giá trực tuyến trên sàn thương mại điện tử bằng việc xây dựng hình ảnh của mình như một chuyên gia trong ngành. Khi bạn đã có những nội dung chia sẻ hay và hữu ích, mọi người sẽ bắt đầu tin tưởng và chia sẻ nội dung của bạn với những người khác. Điều này giúp tăng sự tương tác người dùng và nhờ đó, những đánh giá từ phía khách hàng cũng tăng lên. Bạn có thể thực hiện điều này như là:
- Viết những bài chia sẻ về ngành nghề mình đang kinh doanh
- Viết bài cung cấp những thông tin hữu ích về sản phẩm dịch vụ
- Thuê chuyên gia tư vấn và đưa ra các tips về sản phẩm/dịch vụ liên quan đến doanh nghiệp của bạn
Tập trung vào những khách hàng hiện tại
Những đánh giá tích cực có thể giúp bạn lôi kéo được nhiều khách hàng hơn nữa. Nếu bạn tập trung vào sự hài lòng của những khách hàng hiện tại cũng như tạo mối quan hệ lâu dài với họ, bạn có thể biến họ thành những khách hàng trung thành của mình, đồng thời sẽ giúp bạn có thêm những đánh giá tích cực từ những khách hàng này.
Theo một thống kê cho thấy, hơn 80% doanh thu tương lai của công ty sẽ đến từ hơn 20% khách hàng trung thành nhất. Hãy tạo cảm hứng và sự thỏa mãn cho các khách hàng hiện tại với việc dành cho họ những mã giảm giá hoặc những ưu đãi đặc biệt, như vậy sẽ làm cho họ cảm thấy mình được chăm sóc, được tôn trọng. Từ đó kích thích họ quay lại mua hàng và viết những đánh giá tích cực cho sản phẩm/dịch vụ bạn cung cấp.
Phát huy hiệu quả của Email Marketing
Email marketing được chứng minh là phương tiện đứng thứ 2 giúp thúc đẩy bán hàng sau kênh tiếp thị trên các công cụ tìm kiếm. Nếu bạn thực sự coi trọng việc tăng doanh số và mong muốn tạo một cộng đồng dựa trên những khách hàng của mình thì công cụ email marketing là một thành phần thiết yếu trong chiến dịch của bạn.
Để phát triển được chiến dịch email marketing, điều trước tiên và bắt buộc bạn cần có là dữ liệu (địa chỉ email) những khách hàng mục tiêu của mình. Bạn có thể gửi những email tự động tới họ để cung cấp mã giảm giá hoặc những ưu đãi bất ngờ để kích thích họ để lại những đánh giá tích cực về sản phẩm của bạn. Nên nhớ rằng, chiến dịch này sẽ hiệu quả nhất khi bạn gửi email 1 vài ngày sau khi khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ của bạn.
Đòn bẩy truyền thông xã hội
Việc phát triển rộng rãi và phố biến của các kênh truyền thông xã hội như Facebook, Linkedln, Twitter, Pinterest và một số kênh khác đã tạo nên những diễn đàn lý tưởng để tìm kiếm và kết nối khách hàng. Mạng truyền thông xã hội có thể là nguồn hiệu quả và thu hút các đánh giá từ khách hàng của bạn.
Các khách hàng online thường để lại phản hồi về sản phẩm/dịch vụ của bạn trên các kênh mạng xã hội nhiều hơn là viết reviews trên website của bạn. Sử dụng hiệu quả kênh truyền thông xã hội sẽ giúp bạn gia tăng được reviews tích cực và hiệu quả cho công việc kinh doanh trực tuyến trên sàn thương mại điện tử.
Đảm bảo sự hài lòng của khách hàng
Cách hiệu quả và đáng tin cậy nhất để tạo nên những đánh giá tốt từ khách hàng của bạn vẫn chính là việc cung cấp những sản phẩm dịch vụ đặc biệt cho khách hàng của bạn. Để lấy được sự trung thành của họ, bạn cần đảm bảo sự hài lòng cho mỗi khách hàng ngay từ lần mua hàng đầu tiên.
Tối ưu hóa tìm kiếm trên sàn thương mại điện tử
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm cho các cửa hàng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử còn được hiểu là SEO Thương mại điện tử (hoặc SEO cửa hàng) sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí so với quảng cáo, thu hút khách hàng mục tiêu có quan tâm trực tiếp đến sản phẩm và sản phẩm được hiển thị ở vị trí cao trên trang kết quả tìm kiếm. Vậy làm thế nào để tối ưu hoá tìm kiếm trên sàn thương mại điện tử? Bạn có thể tham khảo thông tin qua một số chia sẻ dưới đây
Cách SEO các sàn TMĐT hiệu quả
Tối ưu nội dung đăng bán trên các sàn
- Nội dung có liên quan và hữu ích với người mua
- Nội dung có tính nhất quán và không trùng lặp
- Không copy từ nguồn khác
Liên kết Link shop bạn tại các sàn TMĐT với webiste và mạng xã hội của bạn
- Tăng lượt truy cập vào shop của bạn trên các sàn
- Tăng khả năng thăng hạng trên trang kết quả tìm kiếm
- Tăng độ tin cậy và tăng khả năng chuyển đổi thành đơn hàng nhờ các chính sách hỗ trợ và đảm bảo của sàn TMĐT
Các bước tối ưu hóa tìm kiếm trên sàn thương mại điện tử
- Tên shop và thông tin shop: Hãy sử dụng tên chính thức của shop/thương hiệu. Cung cấp đầy đủ các thông tin của shop, bao gồm: giới thiệu về shop, các sản phẩm của shop, địa điểm cho shop, các thông tin cần thiết như khung giờ trả lời chat hay các chương trình khuyến mãi nếu có.
- Đặt tên sản phẩm: Đặt tên làm sao cho đúng chuẩn SEO để có kết quả tìm kiếm hiển thị sản phẩm bạn tốt nhất. Có thể sử dụng công thức "Tên sản phẩm + Thương hiệu + Đặc tính sản phẩm". Nên chọn từ khóa ngách trên 60-120 kí tự, lên danh sách những từ khóa liên quan. Bạn phải ưu tiên các từ khóa mà khách hàng tìm kiếm đặt phía trước, tránh việc để nó ở cuối cùng trong tên sản phẩm.
- Mô tả sản phẩm: Mô tả một cách chi tiết đặc biệt các tính năng nổi bật của sản phẩm và đừng copy từ bất kỳ nơi nào bỏ vào. Hãy rãi từ khoá, giống một bài bán hàng. Khách hàng thì thường sẽ xem khúc đầu và khúc cuối nên hãy chú trọng những thông tin cần thiết của sản phẩm dịch vụ trong đoạn mô tả sản phẩm này. Hãy nhớ mô tả sản phẩm hay, tốt và tối ưu thì việc sản phẩm bạn có thứ hạng cao trên Google tìm kiếm hay bất cứ đâu là điều dễ dàng.
- Tối ưu hình ảnh của shop: Hình ảnh phải được tối ưu, tên hình ảnh đặt theo từ khóa sản phẩm, không dấu, cách bởi dấu gạch ngang.
- Tối ưu lượt mua hàng: Với nhiều sàn TMĐT thì bấm vào giỏ hàng cũng tính là 1 lượt đã bán. Vì vậy, đây là key mà nhiều người bán tận dụng để spam số lượng mua hàng của mình lên.
- Tối ưu lượt đánh giá: Bạn có thể dùng những đơn vị Seeding cho shop nhưng hãy biết seeding một cách tinh tế. Dàn trải các lượt đánh giá từ 1 sao đến 5 sao một cách tinh tế để có thể thu hút được sự quan tâm của khách hàng.
- Tối ưu sản phẩm liên quan: Hãy tinh tế trong cách đặt tên của shop nhân bản như một shop mới hoàn toàn. Khi đã nhân bản shop bán được rồi, hãy phân tích từ khoá khác. Có thể dùng các công cụ để tìm các từ khóa liên quan có lượng quan tâm tốt: Keyword planner, keywordtool…
- Liên kết link shop trên sàn TMĐT với website, MXH: Nếu bạn có Website riêng để bán sản phẩm thì đừng ngại liên kết đường link dẫn đến sản phẩm của bạn trên sàn TMĐT vì nếu như 1 website khi có được nhiều đường dẫn (link) liên kết tự nhiên từ các trang chất lượng cùng lĩnh vực sẽ được công cụ tìm kiếm Google đánh giá là một trang tốt, nên xuất hiện trên danh sách tìm kiếm và ở một vị trí cao. Bạn cũng có thể gắn link Shop của mình ngay tại nút Mua ngay trên Fanpage của Facebook để có thể tiếp cận được nhiều khách hàng và điều này cũng rất rốt cho SEO.
Thương hiệu trên sàn thương mại điện tử, 137, Thương Hiệu, Phạm Thảo, Chuyên trang Thương Hiệu, 08/05/2020 16:56:58